Đàn Gơrưna - nhạc cụ độc đáo của người Cơ Tu
Đàn Gơrưna được dùng trong những trường hợp đặc biệt khi trong làng có việc như: hát dân ca, hát lý hoặc dùng vào việc đuổi chim, chuột trên rẫy phá hoại lúa, bắp bảo vệ mùa màng. … thì mới đem Gơrưna ra đánh.
Gơrưna có cấu tạo là một ống tre hoặc một ống lồ ô còn nguyên hai mắc (hai đầu kín), một đầu được khoét một lỗ nhỏ với 2 chức năng: khi gõ để âm thanh thoát ra ngoài và là nơi cất que tre dùng để đánh đàn khi không chơi đàn nữa. Chiều dài của đàn tùy vào cách chọn ống tre hoặc ống lồ ô đó (khoảng 0,5m, đường kính khoảng 0,10 m). Thân đàn được vạt một lớp dày gần đến ruột lóng ống tre hoặc lòng lồ ô, chiều ngang khoảng 5cm, chiều dài gần chạm hai đầu lóng. Hai bên có hai sợi tre nhỏ cũng lấy từ thân ống làm dây đàn. Hai đầu của hai dây đàn là con đội (con nem), nâng hai sợi dây đàn lên (trầm, bổng).
Tùy thuộc vào nghệ nhân tạo ra và chơi nó mà đàn có tông cao, thấp khác nhau. Muốn có tông cao, người ta chỉ cần xê dịch con đội về phía hai đầu lóng, hai sợi dây đàn sẽ căng lên. Muốn có tông thấp thì người ta chỉ cần xê dịch con đội lùi xa phía hai đầu lóng, hai sợi dây đàn sẽ giãn ra. Khoảng cách giữa hai sợi dây theo chiều dài là lưỡi gà làm bằng lá nón trên rừng để phát ra âm thanh.
Đàn Gơrưna đơn giản vậy nhưng đòi hỏi người tạo ra nó phải khéo tay và có năng khiếu âm nhạc thì mới có Gơrưna hay và đàn mới có được tiếng trong trẻo, đúng âm lượng, chinh phục được người nghe.
Đàn Gơrưna có thể chơi bằng hai cách. Cách thứ nhất là hai tay nắm thân đàn theo chiều dọc, hai ngón cái đặt lên hai dây đàn và gảy, dây đàn dao động, rung lên và chuyền đến lưỡi gà, phát ra âm thanh trầm hùng, rất vui tai. Muốn tạo ra những âm thanh khác nhau, hai ngón tay người chơi phải di chuyển vị trí gảy đàn trên dây đàn.
Cách thứ hai, người chơi dùng một que tre nhỏ lớn hơn chiếc đũa để gõ vào dây đàn và ngón tay cái kia vẫn gảy đàn như cách thứ nhất. Đàn có thể đánh đệm cho hát dân ca Cơ Tu (ba'boóch) hoặc hát lý (bh'noóch), báo hiệu có giông bão lớn, có sự xung đột từ bên ngoài, dùng vào việc xua đuổi thú rừng về làng phá hoại nhà cửa và hoa màu…
Theo quan niệm cổ truyền của người Cơ Tu, Gơrưna đơn giản là vậy, nhưng chơi đàn không được tùy tiện mà phải theo một quy định đặc biệt. Người chơi đàn phải là người đàn ông Cơ Tu lớn tuổi đứng đắn, tốt bụng, sống có đạo đức, già làng được bà con trong làng yêu mến, quý trọng. Trẻ em, phụ nữ và con gái Cơ Tu chưa chồng không được chơi đàn Gơrưna.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Đàm Vĩnh Hưng gặp tai nạn đứt lìa vài ngón chân ở Mỹ, nộp đơn kiện đòi bồi thường số tiền khủng
Cận cảnh hiện trường nơi Đàm Vĩnh Hưng gặp tai nạn đứt lìa vài ngón chân, là nơi tụ tập nhiều người nổi tiếng
Danh tính tỷ phú Mỹ vừa bị Đàm Vĩnh Hưng khởi kiện: Chồng ca sĩ hải ngoại nổi tiếng, ở nhà 1600 tỷ
Hình tượng Tùng Dương ra sao trong mắt MONO sau khi hai người “va chạm”?
Cát-xê của người mẫu và Hoa hậu Việt 2024 là bao nhiêu?
Hải Tú lộ diện xinh đẹp hết nấc, visual nàng thơ thăng hạng rõ rệt