Dạy con sửa những thói quen xấu từ nhỏ
Ngoáy mũi
Khi thấy mũi bị ngứa hoặc khó chịu, nhiều bé sẽ đưa tay lên để ngoáy mũi. Điều này sẽ là bình thường nếu nó không trở thành thói quen hàng ngày trong cuộc sống của con. Nhiều bậc cha mẹ khi thấy con thường xuyên đưa tay lên ngoáy mũi thì cho rằng đó là điều không quan trọng mà không biết rằng, đây chính là nguyên nhân khiến con vị viêm tiền sảnh mũi.
Bàn tay của trẻ hàng ngày chơi đùa có thể tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, khi trẻ ngoáy mũi có thể làm tổn thương bên trong mũi. Những vi khuẩn này sẽ theo đó xâm nhập vào bên trong gây nhiễm trùng nặng.
Để giúp con từ bỏ thói quen này, người lớn có thể bôi dầu bạc hà hoặc thuốc mỡ vào tay trẻ. Thêm một chú ý nữa, đó là ngay cả khi con không còn thói quen này mà mũi vẫn có biểu hiện bị đau thì người lớn hãy đưa con tới gặp bác sĩ.
Uống nước tắm
Khi cho con tắm, người lớn thường mang theo một số đồ chơi. Trong lúc nô đùa, trẻ có thể uống phải nước tắm và theo thói quen, cứ mỗi lần đi tắm là trẻ lại cố tình đập nước tung tóe để nước tắm rơi vào miệng.
Đây là thói quen không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là nếu nước tắm có chứa cả bọt tắm. Nếu uống phải nước này, trẻ có thể sẽ bị đau bụng hoăc bị tiêu chảy.
Những thói quen xấu cha mẹ nên sửa cho con 1
Để con hắt hơi mà không có khăn giấy
Có nhiều trường hợp trẻ ho và hắt hơi trong bữa ăn khiến nước mũi bắn vào đồ ăn. Khi người mẹ hỏi: “Sao con không che miệng lại?”. Đứa trẻ trả lời rằng: “Mẹ đâu có che miệng mỗi khi ho?”. Điều này cho thấy trẻ sẽ có xu hướng học theo những hành động của người lớn
Nếu muốn con không có những thói quen xấu trên thì người lớn hãy trở thành tấm gương cho con ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Việc che miệng và dùng khăn giấy khi hắt hơi có thể giúp tránh được sự lây lan của vi khuẩn và đó cũng là cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất cho con.
Người lớn hãy để con nhìn thấy mỗi lần bạn ho, bạn sẽ che miệng lại và bỏ khăn giấy vào thùng rác. Trẻ sẽ nhìn theo những hành động đó để bắt chước.
Đưa tay gãi lên vết thương
Khi bị thương, làn da lên da non sẽ khiến trẻ bị ngứa. Lúc này, trẻ sẽ lại dùng tay của mình để gãi vết thương. Điều này có thể khiến bé bị nhiễm khuẩn. Làm thế nào để giúp con không có hành động như vậy nữa?
Các mẹ có thể bôi kem chống viêm lên vết thương cho con hoặc dán lên vết thương những miếng gạc có hình thù ngộ nghĩnh. Con có thể sẽ thích thú với những hình thù này và không có ý định tháo những miếng gạc đó ra.
Không chịu rửa tay trước khi ăn
Không rửa tay trước khi ăn sẽ khiến con tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường ruột. Người lớn hãy tập cho con thói quen rửa tay trước mỗi bữa ăn bằng cách cho con cùng rửa tay với mình.
Để con giữ một con búp bê và nói với con rằng: “Nếu con không rửa tay sạch sẽ thì búp bê sẽ bị bệnh, vì thế con cần rửa sạch tay trước khi ăn và trước khi cầm búp bê”.
Bốc thức ăn rơi trên mặt đất
Con có thói quen hay nhặt đồ ăn rơi trên sàn nhà và bỏ vào miệng. Điều này sẽ càng nguy hiểm hơn nếu trong nhà có các loại vật nuôi hoặc sàn nhà ẩm ướt và nguy cơ con bị nhiễm bệnh, nhiễm ký sinh trùng sẽ tăng lên.
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng, đồ ăn rơi xuống đất và con đã nhặt nó lên rất nhanh thì không thể bị nhiễm khuẩn được. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng trên mặt đất có rất nhiều vi khuẩn có hại và trẻ vẫn có nguy cơ bị nhiễm bệnh dù thời gian tiếp xúc giữa đồ ăn và mặt đất rất ngắn.
Để giúp con từ bỏ thói quen xấu trên thì ngay từ khi con còn nhỏ, các bậc cha mẹ hãy nên nói với con hoặc có thái độ cứng rắn khiến con hiểu rằng đó là hành động xấu và không nên làm như vậy nữa.
Minh Đức ( Theo A.family )
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bộ tộc người bí ẩn nằm sâu trong rừng, không mặc quần áo, biệt lập hoàn toàn với văn minh loài người
Một ngôi mộ cổ được tìm thấy trong hồ chứa nước, ngay cả những chiếc đinh trong quan tài cũng bằng vàng, chủ nhân của ngôi mộ là ai?
Loài cá duy nhất trên thế giới không ai bắt được khi còn sống: Dài đến 9m, được yêu thích ở Việt Nam
Người đàn ông vỡ òa khi đào được 'tảng đá' giá trị gần 10.000 tỷ, Tần Thủy Hoàng từng săn lùng ráo riết
Y học Ai Cập cổ đại đã biết điều trị ung thư từ 4000 năm trước? Dấu vết điều trị 'ung thư' gây sốc được tìm thấy
Hai người nông dân đi bắt ốc từng vô tình đào được cây gỗ quý hàng đầu Việt Nam: Dài 15m, có tuổi đời khoảng 100 năm