Đây là lý do vì sao hầu hết những người thành công lớn đều có tư duy lạc quan và tích cực
Theo báo cáo của nhà tâm lý học Rick Hanson – một nhân viên cấp cao của Trung tâm Khoa học Greater Good tại đại học Berkeley California, bộ não con người được kết nối mạnh mẽ với sự tiêu cực. Cách đây một trăm nghìn năm, tồn tại là điều rất khó khăn. Việc chú ý tới các mối nguy và sự đe dọa khiến hệ thống sóng bên trong con người bắt đầu tìm kiếm và cảnh giác với các loài động vật ăn thịt như sư tử, hổ và gấu.
Tuy nhiên, chúng ta đang sống trong một thế giới rất khác. Các mối đe dọa từ môi trường bên ngoài như hổ, sư tử, gấu hầu như không còn tồn tại. Thật không may là sự phát triển của não bộ chúng ta không bắt kịp với sự tăng cấp của an toàn xã hội. Vì thế nó vẫn giữ nguyên đặc điểm cũ kia.
Đây là một vấn đề, vì sự tiêu cực gần như là rào cản không thể vượt qua được, nó khiến hầu hết chúng ta trì trệ, sợ hãi và thụt lùi. Nếu cứ giữ tư duy tiêu cực, bạn gần như không thể thành công trong sự nghiệp. Thực tế, sự tích cực có vai trò vô cùng quan trọng để thành công, nó là một trong những thói quen tốt của các nhà triệu phú tự thân lập nghiệp.
Tác giả sách bán chạy, diễn giả Tom Corley đã dành ra 5 năm để nghiên cứu về các thói quen tốt và xấu của 177 triệu phú tự thân và viết ra 4 cuốn sách để chia sẻ về những nghiên cứu này. Ông nhận thấy rằng tới 79% người giàu có, từ trước khi họ trở nên giàu có, đều tin rằng mình có thể làm được, so sánh với 18% người nghèo. Hơn một nửa người giàu, khoảng 54%, công nhận sự tích cực là yếu tố quyết định dẫn tới thành công của họ, và gần ¾ hay 71% người giàu luôn rèn luyện cho mình thói quen biết ơn mọi thứ trong cuộc sống.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng sự tích cực là rất hữu ích, thậm chí là cực kì quan trọng. Vào năm 1998 và 2000, nghiên cứu mang tính bước ngoặt Broad & Build của B.L. Frederickson cho thấy tính tích cực giúp tăng sự tập trung, khả năng nhận biết và sự chấp nhận rủi ro. Tất cả những đặc điểm này đều có ở các nhà triệu phú mà Tom Corley đã nghiên cứu.
Vì sao sự tiêu cực lại giết chết thành công?
- Sự tiêu cực ngăn cản hoạt động của vùng vỏ não trước trán, vùng này có vai trò then chốt cho sự sáng tạo, ra quyết định và tìm ra giải pháp thay vì chỉ nhìn thấy vấn đề.
- Sự tiêu cực tạo ra căng thẳng kinh niên, khiến cơ thể kích động và có thể dẫn tới bệnh tật. Khi bạn phải chống chọi với các vấn đề sức khỏe, sẽ rất khó để tập trung vào bất cứ việc gì chứ chưa nói tới việc theo đuổi thành công.
- Sự tiêu cực có thể biến bạn thành một người khó làm ăn. Nhiều người có tư duy thành công và có sự tích cực sẽ coi tính bi quan của bạn là vấn đề và tránh làm ăn hoặc hợp tác với bạn. Họ cũng sẽ nhắc nhở bạn bè và đồng nghiệp tránh bắt tay với bạn.
Bạn hoàn toàn có thể tạo ra sự tích cực
Tin tốt là 100% bạn có thể thay đổi tư duy của mình để phá bỏ đi sự tiêu cực. Dưới đây là một số cách:
- Tránh đọc quá nhiều tin tức tiêu cực. Các nhà báo và nhà xuất bản đã có hàng trăm năm kinh nghiệm thực tế để nhận ra rằng các tin giật gân hoặc gây kích động sẽ giúp bán được nhiều báo hơn. Bởi thế mà rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng chỉ tập trung vào những câu chuyện có xu hướng tiêu cực để lôi kéo được nhiều người đọc và nhờ đó mà thu về nhiều lợi nhuận quảng cáo hơn. Hãy là một độc giả thông minh, đừng để tâm trí bạn bị những thông tin tiêu cực làm nhiễu loạn
- Chú ý tới những tin tức lạc quan: Nó sẽ làm mất đi sự tiêu cực và tăng mức độ tích cực bên trong não bộ, đây là phần rìa của não có nhiệm vụ điều chỉnh các cảm xúc.
- Nghe các bản nhạc vui tươi: Âm nhạc xoa dịu phần “con” hoang dã trong bạn, giảm áp lực và giúp tâm trí bình tĩnh lại. Nó cũng làm tăng tiết dopamine, một trong những chất dẫn truyền thần kinh giúp não bộ tích cực hơn.
- Đọc những cuốn sách truyền cảm hứng:. Chúng cũng có tác dụng tương tự như âm nhạc.
- Giao tiếp với những người lạc quan: Nói vẫn dễ hơn làm, đặc biệt khi các thành viên trong gia đình và bạn bè thân thiết của bạn lại là những người tiêu cực. Nhưng chỉ cần có thêm một người bạn tích cực là đã có thể làm nhẹ bớt ảnh hưởng từ gia đình và bạn bè rồi.
- Thiền: Có thể thiền không có tác dụng với nhiều người. Tuy nhiên, khoa học đã chứng minh rõ ràng rằng thiền giúp giảm áp lực và xoa dịu tâm trí của bạn trong những trường hợp căng thẳng.
- Tập thể dục: Thể dục nhịp điệu giúp tăng tiết dopamine và các hormone khác như yếu tố dưỡng thần kinh có nguồn gốc từ não và endorphin, hay còn gọi là BDNF, đây là những hormen làm tăng bao myelin quanh nơ-ron thần kinh, cải thiện tình trạng của các tế bào não và cả hoạt động của não bộ. Endorphin được kích hoạt nhờ hoạt động thể dục nhịp điệu, thông thường là 1 tiếng hoặc nhiều hơn.
- Thể hiện sự biết ơn mỗi ngày. Bắt đầu nhìn vào những gì bạn có và chấp nhận những gì bạn thiếu. Vì lòng đố kỵ chính là cánh cửa dẫn tới sự tiêu cực, còn biết ơn là cánh cửa dẫn tới sự tích cực.
End of content
Không có tin nào tiếp theo