Đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có lợi thế
Theo thông báo kết luận, trong thành tựu chung của đất nước có sự đóng góp to lớn của ngành Công Thương. Năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 9,8%, cao nhất trong 5 năm qua, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng chung của cả nước. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghệ chế biến, chế tạo, giảm tỷ trọng khai khoáng, gia công; kiểm soát tốt nhập siêu ở mức 2%, so với kế hoạch là 5% đã được Quốc hội thông qua. Bảo đảm an ninh năng lượng cho nền kinh tế, nhất là điện cho các huyện đảo, vùng sâu, vùng xa. Tích cực triển khai tái cơ cấu ngành, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương đạt 93% kế hoạch đề ra.
Bộ Công Thương cũng đã tập trung chỉ đạo và thực hiện tốt công tác đàm phán các Hiệp định thương mại tự do; nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đạt kết quả cao so với mục tiêu đề ra. Đến nay nước ta đã có Hiệp định thương mại tự do với 55 nền kinh tế; trong đó, 17 nước thuộc khối G20, tất cả các nước thuộc nhóm G7.
Năm 2016 là năm đầu của kế hoạch 5 năm 2016-2020, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Công Thương cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và các địa phương, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật, cơ chế chính sách, chiến lược, quy hoạch, thu hút đầu tư và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân phát triển sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường.
Chú trọng tăng năng lực sản xuất, phát triển hạ tầng thương mại, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu xây dựng Luật phát triển công nghiệp hỗ trợ để bảo đảm tính pháp lý cao hơn, hỗ trợ thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Đồng thời khai thác tốt nhất cơ hội, điều kiện thuận lợi do các Hiệp định thương mại đã ký mang lại để thu hút đầu tư, mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, nhất là đối với các mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh, như dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản, tạo việc làm, thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Công Thương phát triển thị trường trong nước - thị trường quy mô lớn và tăng trưởng nhanh; đẩy mạnh cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam; mở rộng hệ thống lưu thông, thương mại đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, nhất là ở nông thôn, vùng sâu vùng xa; xây dựng hàng rào kỹ thuật phù hợp với các cam kết quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam để bảo vệ sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, chống hàng giả, hàng lậu.
Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Công Thương, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh từng ngành, lĩnh vực cụ thể. Tập trung tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất kinh doanh, nhất là trong ngành điện, dầu khí, than, hóa chất...
Ngành Công Thương cũng cần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tập trung rà soát, cắt giảm các thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm phiền hà tiết kiệm chi phí, thời gian cho người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu nâng chỉ số về thủ tục hành chính của ngành Công Thương Việt Nam đạt mức các nước ASEAN 4 và tiến tới đạt mức của các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Giá vàng ngày 23/12/2024: Biến động trái chiều
FPT mở thêm văn phòng tại Cần Thơ
Ba lĩnh vực được dự báo tăng trưởng ấn tượng
Giá ngoại tệ ngày 23/12/2024: USD vẫn tăng mạnh nhờ động thái của Fed
Giá nông sản ngày 23/12/2024: Hồ tiêu và cà phê giữ mức ổn định
Giá heo hơi ngày 23/12/2024: Miền Bắc thiết lập mức giá mới