Đi lễ chùa đầu năm thế nào cho đúng?
Có thể nói, đi lễ chùa đầu năm là một phong tục đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt. Thế nhưng, thời gian gần đây, việc lễ chùa hay tìm đến những chốn tâm linh đang bị nhiều người làm lệch lạc đi nét đẹp này.
Theo Tiến sĩ Trần Trọng Dương, Viện nghiên cứu Hán Nôm, một năm mới, người ta đi chùa là để hướng con người nghĩ đến cái tâm tốt lành, hướng thiện, đức từ bi, trí tuệ của nhà Phật.
"Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông cùng nhiều vị tổ khác đã từng nói rằng, Phật tại tâm, mang hàm ý mỗi chúng sinh, mỗi con người đều vốn đã có cái Phật tính. Phật không phải ngoại cầu, mà tìm ở trong chính bản thân mình. Cho nên, đi lễ chùa chỉ là để làm khởi phát cái thiện tâm của mỗi người"- TS Trần Trọng Dương nói với VOV trong bài trả lời phỏng vấn đầu năm.
Vậy, đi lễ chùa đầu năm như thế nào cho đúng?
TS Trần Trọng Dương lưu ý, lễ Phật thì trọng ở lòng thành. Đến chùa thì tâm thái hướng thiện là quan trọng nhất, còn lễ lạc thì có hay không cũng không quan trọng. Người xưa vẫn nói “ăn hương ăn hoa”, hàm ý rằng, lễ chùa, thắp nhang, khấn Phật chỉ là những hành động mang tính biểu tượng. Thắp một nén nhang với tất cả lòng thành thì gọi đó là “tâm nhang/ tâm hương”. Hoa hay quả thì đều là những lễ vật bình dị, ai cũng có thể sắm được. Thắp nhang xong, thì hạ lễ, thụ lộc. Người ta hưởng cái lộc ấy chẳng phải vì nó cao sang gì mà vì những lễ mọn ấy được coi như là những vật phẩm thiêng. Vậy thì, tâm vẫn là yếu tố quan trọng nhất!
TS Trần Trọng Dương cũng thẳng thắn chỉ rõ những "tệ nạn" xung quanh chuyện đi lễ chùa ngày nay. Người ta mang cái “tục tâm” vào chùa, đặt tiền thật, tiền giả lên ban tam bảo, đặt tiền lễ vào tay tượng lòng tượng, (thậm chí đút cả vào miệng tượng), người ta hóa vàng trong chùa. Tiền, dù thật hay giả, cũng chỉ là để cho chúng sinh. Vào chùa lễ Phật để đi tìm sự an lạc trong tâm thái, chứ đâu phải để cầu xin đắc phúc, được lợi? Rồi xuýt xoa hít hà, sờ mó chân tay tượng để thoa lên mặt lên mũi, rồi chen chúc tranh nhau cướp mấy mảnh vải khai quang trong lễ hô thần nhập tượng,... toàn là những hành động phản văn hóa.
"Càng nhét nhiều tiền thì càng tục, càng phản văn hóa. Đặt lễ bằng tiền thật đã là hỏng rồi, đặt cả tiền âm phủ nữa thì lại càng hỏng. Tiền âm phủ chỉ dùng để đốt cho người chết, ai lại đốt cho Phật?!!! Tuy nhiên, trong chùa, chỉ có thể hóa vàng một chút ở khu vực nhà vong, dùng để cúng cho các cô hồn bơ vơ chưa được siêu thoát. Chỉ có vậy thôi"- TS Dương nói.
Xưa, người ta thường chọn ngày lành đầu tiên trong năm để đến chùa lễ Phật, hoặc đến đình lạy Thánh, với mong muốn khởi đầu năm mới được an lành, suôn sẻ. Đó gọi là tục “thí sự”.
Ngày nay, người Việt đến lễ chùa ngay trong đêm giao thừa và tất cả những ngày trong Tết. Không câu nệ cứ phải là ngày tốt nhất.
Nhưng sự khác biệt lớn nhất, trong việc đi lễ chùa xưa nay, ấy chính là thực trạng “lễ Phật tha hương”. Xưa, chùa làng nào, dân làng nấy thờ (tức làng nào cũng có chùa). Còn nay, nhiều người do tâm lý đám đông, nghe nói chùa nào thiêng, chùa nào nổi tiếng thì nô nức đến thắp hương, còn chùa làng mình thì quên bẵng mất. Tệ thế đấy!
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Vợ Xuân Bắc sinh năm bao nhiêu, quê ở đâu?
Tại sao Củng Lợi cuối cùng chọn cưới một người Pháp 70 tuổi và trở thành vợ thứ tư của ông ta? Cô muốn gì?
Vì thất tình mà nhận đóng 'phim cấp ba', nổi tiếng xong quay ra hối hận, hiện tại nắm trong tay hơn 355 tỷ nhưng vẫn lẻ bóng
Cô 21 tuổi nổi tiếng toàn quốc, 43 tuổi có khối tài sản lên đến hơn 355 tỷ đồng, từng để Lưu Hiểu Khánh làm vai phụ, hiện tại ra sao?
Không có filter Triệu Lệ Dĩnh mặt đầy mụn, Ân Đào nhìn không đành lòng, thăng trầm cuộc đời của Dương Mịch cũng không che đậy được
Hồng Ánh lên chức "bà ngoại xinh đẹp", Ngọc Lan tức vì vai mình bị vai của Quỳnh Lương thao túng