Doanh nghiệp - Doanh nhân

Điểm chung giữa những ông chủ siêu giàu ở Việt Nam

Không có công thức kỳ diệu chung để tạo ra khối tài sản nhiều triệu USD, nhưng những yếu tố tương đồng đều dẫn đến một kết quả là sự thành công, giàu có của các ông chủ Việt .

http://admin.doanhnghiepvn.vn/UserFiles/image/Bi-quyet-lam-giau/2014/Thang6/gioi-sieu-giau-viet-nam-doanhnghiepvn_vn1.jpg

Điểm chung của nhiều ông chủ công ty Việt là sẵn sàng thực hiện những phi vụ đầu tư tốn kém, đôi khi là điên rồ trong mắt người khác, để có được thành công.

Nhắc đến những lần dấn thân kinh doanh của các ông chủ Việt Nam, khó có thể quên được "Chúa đảo" Tuần Châu với câu chuyện lấp biển xây đảo, làm đường. Năm 1997, Chủ tịch công ty TNHH Âu Lạc Đào Hồng Tuyển lập ra một trong những dự án được coi là điên rồ nhất thời đó: Đầu tư 80 tỷ đồng mua đất để lấp biển, xây dựng con đường độc đạo dẫn từ đất liền ra đảo Tuần Châu, đổi lại sẽ được khai thác 98 ha đất trên đảo.
 
Dự án khởi động đúng lúc kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn khủng hoảng, có thời điểm không thể huy động cũng như vay thêm vốn từ ngân hàng, bạn bè xa lánh do sợ ông vỡ nợ, phá sản. Sau 3 năm, con đường ra đảo hoàn thành, và 15 năm sau đó, con đường này giúp doanh nhân Đào Hồng Tuyển thực hiện ước mơ biến hòn đảo hoang thành thiên đường. 110 km đường quanh đảo, 55 công trình giải trí và biệt thự, bến du thuyền lớn nhất thế giới, đưa diện tích khai thác trên đảo từ 98 ha lên gần 700 ha, và người ta quen gọi ông với biệt danh "Chúa đảo".
 
Trong khi đó, ông chủ Vingroup Phạm Nhật Vượng lại có những quyết định đầu tư bị đánh giá là đi ngược thị trường, nhưng lại đạt được thành công trên con đường mà nhiều đại gia khác sẩy chân. Điều đặc biệt nhất làm nên thành công của Vingroup đó là xây dựng căn hộ cao cấp và kiên trì cách làm này qua nhiều giai đoạn của thị trường, dù khi đó ngành bất động sản đang thăng hay trầm.
 
Giới đầu tư vẫn loay hoay với câu hỏi, vì sao giá nhà Vincom bán ra không hề rẻ mà vẫn hút hàng, những công trình đồ sộ đi kèm với chi phí đắt đỏ lại có thể mang lại tiền cho vị tỷ phú này. Thực tế, bí mật của ông Vượng không khó lý giải, đó là nhận thấy và tập trung vào một lớp khách hàng, biết chăm chút cho "nhu cầu" của họ.
 
Khách hàng mà tỷ phú đô la này nhắm đến đó là người trẻ, có điều kiện kinh tế, và quan trọng là muốn nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo lý giải của doanh nhân này, Việt Nam với 90 triệu dân đang có đến khoảng 60% dân số dưới 40 tuổi. Đây là một lượng khách hàng khổng lồ, mang đến cho Vingroup số lãi 6.000 tỷ đồng năm 2013 trong bối cảnh hàng loạt tên tuổi ngành bất động sản khác ngập trong nợ nần hoặc phá sản.
 
Riêng câu chuyện của ông chủ Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) Đoàn Nguyên Đức lại là một ví dụ cho cái nhìn xa của một doanh nhân. Từ bất động sản nội địa, vị này vươn ra nước ngoài, tiên phong đổ tiền vào thị trường Myanmar, khi nơi này vẫn còn là ẩn số của cả thế giới. Đến khi quốc gia này mở cửa, bầu Đức đã nắm trong tay hàng loạt dự án và những khu đất vàng, dự kiến mang lại doanh thu ngàn tỷ cho HAGL trong vài năm tới.
 
Cuộc chơi với cao su, mía đường, bò sữa cũng bắt đầu với cái nhìn nghi ngại của giới đầu tư. Nhưng ông chủ của những ý tưởng này lại có niềm tin vào những thứ mà mình dường như "không hiểu, không biết, nhưng không nổ". Mía đường là ngành mang lại lợi nhuận khổng lồ cho tập đoàn này trong quý I/2014, trong khi bò sữa được dự đoán sẽ giúp bầu Đức trở thành người định giá trên thị trường.
Theo Zing
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo