Doanh nghiệp 24h

Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá

DNVN - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Giá về thẩm định giá. Trong đó, Nghị định số 12/2021/NĐ-CP bổ sung yêu cầu đối với người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá.

Điều kiện để doanh nghiệp KH&CN được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp / Năm 2021: Doanh nghiệp du lịch tiếp tục "ngóng" gói hỗ trợ để giữ chân người lao động

Theo đó, người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá phải: Là thẩm định viên về giá đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 hoặc điểm c khoản 2 hoặc điểm c khoản 3 hoặc điểm c khoản 4 hoặc điểm c khoản 5 Điều 39 Luật giá. Đồng thời phải có ít nhất 3 năm (36 tháng) là thẩm định viên về giá hành nghề trước khi trở thành người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá; Không là người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá trong khoảng thời gian 1 năm (12 tháng) tính tới thời điểm nộp hồ sơ cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá.

Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá.

Siết chặt điều kiện hành nghề của doanh nghiệp thẩm định giá.

Nghị định số 12/2021/NĐ-CP cũng nêu rõ, doanh nghiệp thẩm định giá đang trong thời gian bị đình chỉ hoặc tạm ngừng hoạt động thẩm định giá. Trong thời gian doanh nghiệp thẩm định giá không bảo đảm một trong các điều kiện tương ứng loại hình doanh nghiệp quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 39 của Luật Giá nhưng chưa bị đình chỉ hoạt động thẩm định giá thì không được ký kết hợp đồng dịch vụ thẩm định giá.

Về giá dịch vụ thẩm định giá, Nghị định số 12/2021/NĐ-CP sửa đổi: Giá dịch vụ thẩm định giá thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp thẩm định giá với khách hàng thẩm định giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 11 Nghị định số 89/2013/NĐ-CP trên nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp với mặt bằng giá thị trường và được ghi trong hợp đồng thẩm định giá; trường hợp việc lựa chọn nhà thầu tư vấn thẩm định giá thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.

Ngoài ra, Nghị định số 12/2021/NĐ-CP còn bổ sung quy định về giải quyết tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá.

Theo quy định, khi phát sinh tranh chấp về kết quả thẩm định giá giữa doanh nghiệp thẩm định giá và khách hàng thẩm định giá, việc giải quyết tranh chấp được thực hiện theo các hình thức sau: Thứ nhất, thương lượng, hòa giải trên cơ sở những cam kết đã ghi trong hợp đồng thẩm định giá; Thứ hai, giải quyết bằng trọng tài thương mại; Thứ ba, khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật.

Thiên An
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm