Doanh nghiệp - Doanh nhân

11 thói quen ứng xử thành công

Những thói quen ứng xử thành công này mang khuynh hướng tinh thần, chúng sẽ giúp bạn thu hút được sự tôn trọng, có sức ảnh hưởng và tạo ra được một kết quả nào đó.

7 bài học kinh doanh từ nữ doanh nhân Rachel Shechtman / 10 yếu tố để trở nên giàu có

Đây là bài được viết bởi Marcel Schwantes - diễn giả, doanh nhân, huấn luyện viên điều hành, và là một nhà báo tư vấn tổng hợp cho những tờ báo hàng đầu nhưInc., Time, Business Insider, Medium... thu hút hơn 1 triệu độc giả mỗi tháng trên toàn cầu.

Hãy để những thói quen ứng xử thành công dưới đây giúp bạn trở thành một người lãnh đạo cao cấp hơn, và thuần túy hơn. Hãy tập luyện chúng hằng ngày, và lưu lại tiến triển của bạn theo từng ngày.

11 thói quen ứng xử thành công dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một người lãnh đạo tốt hơn doanh nhan sai gon

11 thói quen ứng xử thành công dưới đây sẽ giúp bạn trở thành một người lãnh đạo tốt hơn. Ảnh: TitleCapture

1. Sử dụng ngôn từ một cách kiềm chế

Những nhà lãnh đạo vĩ đại nhất có thể rất khôn ngoan và hiểu biết rất nhiều, nhưng họ rất ít nói để thu hút sự chú ý. Họ không nóng nảy và biết cách dùng ngôn từ cùng với sự kiềm chế. Họ điều chỉnh bản thân thành một người khác và hứng thú nhiều hơn với những điều họ nghĩ trước khi vội vàng mở miệng để áp đặt kiến thức cho người khác. Có câu: “Người nói nhiều sẽ không thiếu điều vấp phạm, còn người khôn ngoan thận trọng trong lời nói của mình”.

2. Tập luyện sự tha thứ

Những người quản lý giỏi biết cách tha thứ cho những sai lầm vì họ hiểu rằng lỗi lầm mới tạo nên con người, và thất bại sẽ dẫn tới thành công. Đề cao văn hóa tha thứ và không nuôi dưỡng lòng hận thù là cách hiệu quả để khôi phục niềm tin và thiết lập những điều đúng đắn giữa các đồng nghiệp với nhau, và cả giữa nhân viên với sếp. Thêm nữa, tha thứ cho người khách sẽ thúc đẩy người đó không bao giờ gây lỗi nữa. Các nghiên cứu mới chỉ ra rằng, thực tế thì sự tha thứ giúp cải thiện mức độ hạnh phúc và năng suất tại nơi làm việc.

3. Hạn chế xung đột trước khi nó bắt đầu

Từ thời xa xưa con người đã nhấn mạnh và cảnh báo rằng việc mở rộng một cuộc tranh luận sẽ giống như để cho một con đập bị rò rỉ hoặc bị nứt thêm. Vậy nên hãy dừng ngay việc đó trước khi con đập bị vỡ tung. Đây là thói quen ứng xử thành công của một nhà lãnh đạo tài giỏi. Họ phát hiện ra mầm mống của những tranh cãi bằng một trực giác quan tâm đến người khác, rồi dập tắt mầm mống đó trước khi nó bắt đầu phát triển.

4. Cởi mở với những kiến thức mới

Đôi tai của những nhà lãnh đạo cởi mở sẽ tìm hiểu, khát khao thông tin mới và luôn mở rộng với những ý tưởng mới. Người đó sẽ luôn luôn học hỏi, luôn luôn tò mò, luôn luôn đưa ra câu hỏi và lắng nghe những điều mới.

5. Đưa ra lựa chọn để có thể quan tâm ở mức độ sâu hơn

Việc quan tâm đến nhân viên đồng nghĩa với việc để phục vụ họ tốt hơn, bởi vì việc này tạo nên một lợi thế mang tính cạnh tranh. Nó khởi nguồn từ việc phát triển một định hướng tư duy luôn hành động theo câu nói: “Tôi sẽ đối xử với nhân viên của mình theo một sự quan tâm đặc biệt, và họ sẽ đối xử với khách hàng với một sự chăm sóc chu đáo tuyệt vời”.

6. Tin tưởng và tín nhiệm người khác

Những ai thực sự coi trọng mọi người sẽ được thưởng lại món quà quý giá là niềm tin sâu sắc từ nhân viên của mình; họ là những nhà lãnh đạo biết đề cao mọi người, họ biết thể hiện rằng họ tôn trọng phẩm giá của mỗi người ngay từ những ngày đầu làm việc. Khi có được thói quen ứng xử thành công này, lợi nhuận trên niềm tin sẽ được nhân 3 vì nhân viên trở nên trung thành hơn và cam kết hơn với công việc của họ, và với người quản lý của họ.

7. Nhận ra tiềm năng trong mỗi người

Nhà lãnh đạo tài năng có thể khám phá ra sức mạnh riêng bên trong của mỗi người để giúp họ tiếp tục học tập, cống hiến, trưởng thành, và khuyến khích sự phát triển bên trong mỗi người đó.

8. Chia sẻ sự lãnh đạo

Người quản lý sẽ không thất bại nếu họ chia sẻ quyền lực, chia sẻ việc ra quyết định và chia sẻ các trạng thái liên quan đến vị trí, danh dự và thăng tiến cá nhân. Việc này giúp nâng cao vị thế của chính họ và có thể coi như việc xây dựng một nhà máy chuyên sản xuất lòng tin.

9. Xây dựng cộng đồng

Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn tăng cường các mối quan hệ bằng cách thúc đẩy cảm giác phụ thuộc và sự liên kết của chính các thành viên trong đội ngũ mà họ quản lý; có thể là bằng cách làm việc cộng tác với nhau, nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hay bằng cách coi trọng sự khác biệt của mỗi người: về những tài năng khách nhau, tính cách khác, và quan điểm khác nhau.

10. Lắng nghe con tim mình

Trái tim, trực giác, hoặc cảm giác hay bạn có thể dùng bất cứ từ gì mà bạn muốn để định nghĩa về loại cảm giác này, thứ cảm giác cốt lõi của trí thông minh cảm xúc. Nó nghĩa là việc có khả năng hiểu được cảm giác của chính bạn và tin tưởng vào nó, coi nó như một người dẫn đường bên trong con người bạn. Điều này không có nghĩa là không tuân theo bất cứ điều logic hay lý do nào, mà nó có nghĩa là có được sự thanh thản bên trong, giúp bạn có thể tập trung sự can đảm bên trong bản thân mình, để hướng dẫn và khuyên răn bạn vượt qua những trắc trở trong cuộc sống.

11. Bước đi cùng sự thanh liêm

Kinh thánh có nói: “Thà người nghèo khổ ăn ở thanh liêm, còn hơn là kẻ môi miệng gian tà và là một kẻ ngây dại”. Một người sống cùng sự trong sạch sẽ trở thành một khuôn mẫu, sẽ người có được sự tôn trọng và tầm ảnh hưởng sâu sắc. Đây là kiểu người lãnh đạo được mọi người mong muốn và là người mà bạn sẽ muốn khuyến khích để họ có thể lên chức trở thành một nhà lãnh đạo.

Theo Doanh nhân Sài Gòn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm