Doanh nghiệp - Doanh nhân

Cách tốt nhất Jeff Bezos nên làm với khối tài sản 168 tỷ USD

Tờ New York Times đưa ra gợi ý rằng, cách tốt nhất để Jeff Bezos chi tiêu số tiền khổng lồ mình là tạo ra một xã hội mà ở đó chẳng ai có thể giàu được như ông ấy cả.

Dự án "tay trái" của các tỷ phú nổi tiếng / Doanh nhân Nguyễn Thế Dinh: "Số hóa truyền thông để cải thiện chất lượng ngành y"

Jeff Bezos – nhà sáng lập Amazon và là người giàu có nhất thế giới đang phải đau đầu với một vấn đề nan giải: Phải làm gì với số tiền khổng lồ hơn 100 tỷ USD bây giờ?

Tuần trước, tức là hơn 1 năm sau khi công khai đặt câu hỏi trên Twitter về ý tưởng làm từ thiện, Bezos và vợ mình đã tuyên bố kế hoạch đầu tiên. Họ nói rằng sẽ quyên góp 2 tỷ USD để thành lập một quỹ nhằm giải quyết vấn nạn vô gia cư và cải thiện giáo dục mầm non. Món quà này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng tài sản của Bezos – theo ước tính của Forbes là 162 tỷ USD. Tuy nhiên quỹ của Bezos được đặt tên là Bezos Day 1 Fund – vì thế nhiều khả năng sẽ còn nhiều quỹ sau đó được ra đời.

Nhiều người đặt câu hỏi là Bezos nên chi tiêu số tiền của mình vào đâu cũng đúng nhưng có những câu hỏi đáng đặt ra hơn là: Tại sao ông ấy lại có nhiều tiền đến vậy? Số tài sản khổng lồ đó nói cho chúng ta điều gì về cấu trúc nền kinh tế và ảnh hưởng của ngành công nghiệp công nghệ - cỗ máy đằng sau hàng trăm tỷ USD của Bezos? Và cuối cùng, quan trọng nhất, trách nhiệm đi kèm với khối tài sản này là gì và liệu chúng ta có nên quan tâm tới việc ông ấy sẽ làm gì với số tiền đó không?

Câu trả lời là CÓ, dĩ nhiên rồi!

Khối tài sản khổng lồ của Bezos không phải là sản phẩm chỉ xuất phát từ tài năng của bản thân ông. Nó còn được cấu tạo nên bởi hàng loạt lực lượng đang định hình nên nền kinh tế toàn cầu. Một là ảnh hưởng không bình đẳng của công nghệ kỹ thuật số - thứ giúp giảm chi phí và mang lại sự thuận tiện cho nhiều vấn đề nhưng lợi ích kinh tế trực tiếp thì lại đổ dồn về một số lượng nhỏ những công ty khổng lồ và những cổ đông lớn nhất ở đó.

Một khi bạn hiểu thứ đã giúp đẩy tài sản của Bezos lớn mạnh đến vậy, thì vấn đề ông ấy nên tiêu số tiền đó như thế nào sẽ được đặt lên trên hết. "Tôi nghĩ điều quan trọng nhất ông có thể làm với tiền của mình là trở thành kẻ phản bội trong chính tầng lớp của mình", theo Anand Giridharadas – tác giả cuốn sách "Winners Take All".

 

Trong cuốn sách đó, Giridharadas tranh luận rằng những nỗ lực của giới siêu giàu nhằm thay đổi thế giới thông qua làm từ thiện thường thường quá xa vời với những vấn đề thực tiễn trên hành tinh này. Để thật sự "sửa chữa" được thế giới này, Bezos phải thúc đẩy thay đổi chính sách, tạo ra nhiều sự phân phối tài sản công bằng hơn từ nền kinh tế vốn bị điều khiển bởi công nghệ.

Chính vì vậy, Giridharadas đưa ra gợi ý rằng, cách tốt nhất để Jeff Bezos chi tiêu số tiền khổng lồ mình là tạo ra một xã hội mà ở đó chẳng ai có thể giàu được như ông ấy cả!

Một người phát ngôn của Amazon từ chối đưa ra bình luận về kế hoạch từ thiện của Bezos.

Những người là fan của Amazon có thể đưa ra quan điểm rằng tài sản của Bezos đại diện cho một vấn đề và một trách nhiệm. Sau tất cả, Bezos 54 tuổi là một doanh nhân có 1 không hai. Ông ấy đã đạt được tài sản của mình một cách hợp pháp và theo một cách đậm chất người Mỹ: Có một ý tưởng điên rồ, kiên định với nó, và kiên nhẫn chờ đợi, thận trọng, dám chấp nhận rủi ro để tạo ra một trong những công ty sáng tạo nhất trong kỷ nguyên hiện đại.

Tuy nhiên, Bezos không chỉ giàu. Ông ấy đang giàu theo một cách chưa từng thấy. Giàu đến mức mà với khối tài sản đó, nó có thể tượng trưng cho một thực thể kinh tế mới.

 

Một năm trước, khi ông lần đầu tiên hỏi về ý tưởng từ thiện, tài sản của Bezos dự đoán chỉ 80 tỷ USD, biến ông trở thành người giàu thứ 2 thế giới, sau Bill Gates. Nhưng tiền chảy vào ngày một nhanh hơn. Khi giá cổ phiếu Amazon lập đỉnh, tài sản của Bezos đã vượt trội hẳn hơn so với Bill Gates và cho đến giờ nó vẫn tiếp tục tăng.

Tháng 7, tài sản của Bezos vượt 150 tỷ USD – mức kỷ lục trong lịch sử. Thậm chí nếu bỏ qua lạm phát, ông ấy gần như là người giàu có nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Chỉ có John D. Rockefeller – người từng có tài sản chiếm tới 2% toàn bộ nền kinh tế Mỹ mới có khả năng giàu hơn Bezos.

Hầu hết tài sản của Bezos gắn với cổ phiếu Amazon vì vậy ông ấy có thể mất đi hàng tỷ USD khi Amazon "sa cơ". Tuy nhiên, nếu như vậy đi chăng nữa, vẫn sẽ có một người nào đó khác siêu giàu như ông nếu thực tế tập trung quá lớn tài sản vào một nhóm nhỏ như hiện tại tiếp tục diễn ra.

"Công nghệ giúp tạo ra nhiều tài sản hơn cho xã hội. Tuy nhiên, không có điều luật kinh tế nào nói rằng những lợi ích này sẽ được phân phối công bằng – và hóa ra một vài người nhận được hầu hết các tài sản và nhiều người khác thì bị bỏ lại phía sau".

Khi phóng viên Annie Lowrey chỉ ra trên tờ The Atlantic rằng chính sách kinh tế hiện tại hướng tới việc có lợi cho những người như ông Bezos hơn là hàng trăm nghìn người đang làm việc trong các nhà kho của ông ấy. Trong những chính sách đó, Amazon chưa có những động thái về công đoàn đủ mạnh và trả mức lương tối thiểu thấp để rồi mở rộng ra thuê một lượng lớn công nhân.

 

Amazon thì cho rằng trung bình, những công nhân nhà kho làm việc toàn thời gian nhận mức lương 15 USD mỗi giờ, gồm lương và thưởng. Công ty cũng nói rằng họ cung cấp đầy đủ các lợi ích gồm học phí để trau dồi kỹ năng. Lương 15 USD mỗi giờ là cao hơn những hãng bán lẻ khác nhưng thấp hơn dự kiến cho một gia đình Mỹ cần để đáp ứng những nhu cầu cơ bản.

Tờ New York Times đặt ra câu hỏi rằng liệu Bezos có thể làm gì để xử lý những vấn đề như vậy bằng việc làm từ thiện?

Giridharadas đã vẽ ra hàng loạt ý tưởng chính sách kinh tế như đẩy mạnh công đoàn, bình đẳng hóa chi phí cho giáo dục, tăng mức lương tối thiểu và cải thiện hệ thống thuế. Trên thực tế, Cả Gates và Warren Buffett – những người giàu thứ 2 và 3 thế giới đều nói rằng họ nên bị đánh thuế cao hơn.

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm