Chủ tịch Piaggio Việt Nam nói gì về đề án cấm xe máy?
Đại gia Nguyễn Đức Tài đi 'bán đồng hồ', quyết không kiêm nhiệm CEO / Jeff Bezos ly dị vợ nhưng vẫn là tỷ phú giàu nhất thế giới theo danh sách của Forbes
Chia sẻ với TheLEADER bên lề lễ công bố Sách Trắng của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam Gianluca Fiume nhận định, việc cấm xe máy ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho ngành công nghiệp này.
Theo đó, cấm xe máy sẽ tạo ra tác động lớn và tiêu cực giữa bối cảnh đây đang là phương tiện lưu thông chính tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong hơn một thập kỷ qua, các nhà sản xuất xe máy đã thực hiện đầu tư dài hạn vào Việt Nam nhằm phát triển thị trường trong nước và quốc tế, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội.
“Mặc dù vậy, Piaggio mong muốn đóng góp vào việc thực thi lệnh cấm này thông qua kinh nghiệm có được tại các thị trường khác như Ý, Pháp”.
Ông Gianluca Fiume cho rằng, cùng với các hoạt động kinh tế, ô tô, xe máy là một phần nguyên nhân của sự ô nhiễm nên việc quản lý các phương tiện này nên hướng tới chất lượng với những tiêu chuẩn cao nhất thay vì kiểm soát số lượng.
“Lệnh cấm không phải hướng đến cái gì mà là cách thức như thế nào. Cách đơn giản nhất để thực hiện là tập trung vào chất lượng phương tiện thay vì số lượng”.
EuroCham trong Sách trắng 2019 cho rằng việc cấm xe máy có thể tạo ra những khó khăn và bất lợi lớn cho người dân tại các thành phố lớn giữa bối cảnh hiện nay và tương lai gần, hạ tầng giao thông công cộng nội đô chưa đủ điều kiện đáp ứng nhu cầu tham gia giao thông của người dân.
Việc chỉ cấmxe máy được hiệp hội này nhận định không phải là giải pháp hiệu quả để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tai nạn giao thông tại các thành phố lớn. Nguyên nhân của các vấn đề này nằm ở việc quản lý thiếu hiệu quả phương tiện tham gia giao thông, kỹ năng lái xe kém và ý thức chưa cao về an toàn giao thông đường bộ.
Tổng giám đốc Piaggio Việt Nam kiến nghị việc giáo dục về lái xe, an toàn giao thông nên được thực hiện cùng các biện pháp khác nhằm đạt được mục tiêu của Chính phủ về giao thông.
Theo EuroCham, Việt Nam nên quản lý và cấm xe máy cũ – vốn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí, xem xét nhu cầu của người dân nhằm đề xuất quy hoạch tổng thể khả thi, giảm thiểu tối đa tác động đến đời sống hàng ngày và công việc của người dân.
Số liệu từ EuroCham cho biết năm 2017, Việt Nam có hơn 56 triệu xe máy với mức trung bình 2,4 chiếc/ hộ gia đình. Xe máy đáp ứng hơn 70% nhu cầu đi lại và được nhận định sẽ tiếp tục đóng vai trò là phương tiện giao thông chính trong những năm tới.
Việt Nam hiện là thị trường xe máy lớn thứ 4 thế giới, sau Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, được dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định cả về chất và lượng. Năm ngoái, gần 3,4 triệu xe máy được bán ra, tăng 3,5% so với năm 2017.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã phê duyệt Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐND nhằm tăng cường quản lý phương tiện tham gia giao thông, giảm ùn tắc và ô nhiễm, trong đó bao gồm lộ trình cấm xe máy tại các quận nội thành vào 2030.
End of content
Không có tin nào tiếp theo