Doanh nghiệp - Doanh nhân

Chứng khoán 'sập sàn', tài sản của giới siêu giàu Việt Nam thay đổi thế nào?

Trong phiên giao dịch đỏ sàn ngày 25/10, trong khi nhiều người hao hụt tài sản nặng nề, một số đại gia Việt vẫn “thoát hiểm” ngoạn mục.

BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Giá tôm ở ĐBSCL tăng mạnh, Việt Nam mong muốn xuất khẩu gạo ổn định / BẢN TIN TÀI CHÍNH-KINH DOANH: Thị trường quà 20/10 sôi động, Tiền Giang trúng đậm mùa mít Thái

Phiên giao dịch 25/10 có thời điểm VN-Index mất gần 40 điểm. Về cuối phiên, dù đà giảm được kiềm chế nhiều nhưng VN-Index vẫn giảm 12,56 điểm, tương ứng 1,36% xuống 910,17 điểm.

VN-Index giảm sâu khiến vốn hóa thị trường sàn TP.HCM “bốc hơi” 40.666 tỷ đồng (khoảng 1,73 tỷ USD). Nhiều đại gia Việt không thể cưỡng lại được xu hướng thị trường và đành chia tay khối tài sản trăm tỷ.

Chung khoan 'sap san', tai san cua gioi sieu giau Viet Nam thay doi the nao? hinh anh 1

Thị trường chứng khoán hôm 25/10 giảm rất mạnh.

Đầu phiên, cổ phiếu VJC của Công ty cổ phần hàng không Vietjet giảm khá sâu, xuống “đáy” 121.100 đồng/CP. Tuy nhiên, về cuối phiên, đà giảm được hạn chế. Đóng cửa phiên giao dịch 25/10, VJC dừng ở mức 126.000 đồng/CP sau khi giảm 800 đồng/CP.

Dù đà giảm của VJC đã hạn chế nhiều nhưng với mức giảm này của VJC, tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet cũng “bốc hơi” tới 112 tỷ đồng. Hiện tại, bà Thảo đã rớt từ vị trí thứ 2 xuống vị trí thứ 3 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.

Người thay thế bà Thảo ở vị trí thứ 2 là ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát.

Chung khoan 'sap san', tai san cua gioi sieu giau Viet Nam thay doi the nao? hinh anh 2

Tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, CEO Vietjet cũng “bốc hơi” tới 112 tỷ đồng.

Hiện tại, ông Long sở hữu khối tài sản đạt gần 21.000 tỷ đồng. Thế nhưng, trong phiên 25/10, ông Long cũng không tránh được tình trạng hao hụt tiền của khi cổ phiếu HPG giảm nhẹ, giảm 200 đồng/CP xuống 39.000 đồng/CP. HPG khiến ông Long mất 107 tỷ đồng.

 

Trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam, bên cạnh những người xui xẻo như bà Thảo, ông Long, nhà đầu tư rất bất ngờ khi chứng kiến nhiều đại gia khác “thoát hiểm” thành công và gặt hái hàng trăm tỷ đồng.

Cổ phiếu MSN của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan đã có pha thoát hiểm ngoạn mục. Đầu phiên, MSN giảm tới 4.000 đồng/CP thế nhưng chốt phiên, MSN lại đảo chiều tăng 2.500 đồng/CP lên 77.500 đồng/CP. MSN giúp bà Nguyễn Hoàng Yến, Thành viên Hội đồng quản trị Masan có thêm 106 tỷ đồng.

Hiện tại, bà Yến đang trượt dài trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Nếu trước đây, bà Yến thường xuyên đứng cuối Top 10 thì bây giờ, vị trí quen thuộc của bà là 15.

Chung khoan 'sap san', tai san cua gioi sieu giau Viet Nam thay doi the nao? hinh anh 3

Ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VICOSTONE.

Cổ phiếu VCS của Công ty cổ phần VICOSTONE cũng mang lại may mắn cho ông Hồ Xuân Năng, Chủ tịch Hội đồng quản trị VICOSTONE. Dù đầu phiên giảm nhẹ nhưng cuối phiên, VCS lại tăng 1.800 đồng/CP lên 73.800 đồng/CP. Nhờ VCS, tài sản của ông Năng có thêm 218 tỷ đồng. Ông Năng đang là người giàu thứ 8 sàn chứng khoán Việt Nam.

 

Công ty cổ phần địa ốc Na va (Novaland) cũng có ngày giao dịch may mắn. Sau khoảng thời gian dài chìm trong sắc đó, chốt phiên 25/10, NVL đảo chiều và dừng ở mức 74.500 đồng/CP sau khi tăng 1.600 đồng/CP. Nhờ có NVL, tài sản của ông Bùi Thành Nhơn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland “phình” thêm 305 tỷ đồng.

Công ty chứng khoán FPTS đã đánh giá cao đóng góp của cổ phiếu đại gia như MSN, NVL,.. trong phiên giao dịch 25/10. FPTS cho biết: “Sự hồi phục của một số trụ cột là MSN, NVL và PLX đã góp phần quan trọng trong việc ổn định lại tâm lý trong phiên chiều và giúp các chỉ số thu hẹp biên độ giảm”.

Chung khoan 'sap san', tai san cua gioi sieu giau Viet Nam thay doi the nao? hinh anh 4

FPTS đánh giá biến động từ thị trường chứng khoán quốc tế vẫn đang gây áp lực tâm lý không nhỏ tới thị trường chứng khoán Việt Nam.

Dù vậy, FPTS vẫn chưa lạc quan với thị trường. FPTS đánh giá biến động từ thị trường chứng khoán quốc tế vẫn đang gây áp lực tâm lý không nhỏ tới thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể thấy rằng trong giai đoạn từ đầu tháng 10 trở lại đây, nhịp biến động của VN-Index có sự đồng pha rất lớn với các chỉ số DJIA hay SPX, đặc biệt là trong các thời điểm xảy ra biến động mạnh tiêu cực. Trạng thái này có thể sẽ còn duy trì trong thời gian ngắn, ít nhất cho tới khi thị trường tìm được điểm tựa tâm lý đủ mạnh.

 

“Trong bối cảnh tâm lý hoang mang khi đón nhận các thông tin tiêu cực đã che lấp phần lớn những khoảng sáng có được trong đợt cống bố báo cáo quý 3, chúng tôi nhận định các biến động theo ngày vẫn đang phức tạp và có thể sẽ tiếp tục mang màu sắc tiêu cực là chủ đạo.

Nhà đầu tư nên ưu tiên các biện pháp nhằm bảo toàn nguồn vốn trong giai đoạn này”, FPTS đưa ra lời khuyến nghị với nhà đầu tư.

Video: Những tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam

Theo vtc.vn
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm