Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp KH&CN phải tìm cách thương mại hóa sản phẩm từ các nghiên cứu khoa học

DNVN - Trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp KH&CN đã kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm đối tác mới, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong nước.

Tài sản của ông Phạm Nhật Vượng vượt mốc 200 ngàn tỷ đồng / Tiết lộ số tiền “khủng” thuê máy bay của các hãng hàng không Việt

Ngày 26/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo,

Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Ngày 26/11/2020, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội thảo phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ - kết nối doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng tới dự và chủ trì Hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Tùng cho biết, từ ngày 26-29/11/2020 sẽ diễn ra chuỗi các hoạt động trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2020, trong lễ khai mạc Ngày hội Khởi nghiệp Thủ tướng Chính phủ sẽ tới dự. Các chuỗi hoạt động Techfest Việt Nam đang diễn ra tại nhiều địa phương để thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của đất nước.

Năm 2020 là một năm đầy khó khăn, thách thức với nền kinh tế. Covid-19 làm thay đổi toàn bộ hoạt động của xã hội, làm chúng ta bị cách ly giữa Việt Nam với nước ngoài, cách ly trong doanh nghiệp của chúng ta. Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn tới tăng trưởng kinh tế, mục tiêu ban đầu GDP tăng trưởng từ 6-7% nhưng đến nay Chính phủ xác định khả năng GDP chỉ đạt từ 2-3%. Nước ta lại vừa trải qua thời kỳ khó khăn của lũ lụt miền Trung, cơ sở vật chất, nhà cửa, đời sống của người dân miền Trung bị ảnh hưởng dữ dội.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, trong những năm qua có hàng nghìn các công trình nghiên cứu khoa học và công nghệ có giá trị, nhưng sau khi có kết quả nghiên cứu thì câu chuyện làm sao để từ các nghiên cứu này đưa được sản phẩm ra thị trường. Thương mại hóa được sản phẩm từ các công trình nghiên cứu hay không? Các doanh nghiệp nào sẽ cam kết đi cùng với các chuyên gia, các trường đại học, đây là câu hỏi rất lớn được đặt ra.

Thứ trưởng Trần Văn Tùng cũng chia sẻ, ở kỳ họp Quốc hội mới đây, Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam tại nghị trường đã nhấn mạnh vai trò của KH&CN, nhấn mạnh tác động của KH&CN. Đến bây giờ đến thời điểm này các trường đại học, Viện nghiên cứu có nhu cầu thành lập doanh nghiệp trực thuộc, các doanh nghiệp này là nơi giúp triển khai các kết quả của nghiên cứu, công nghệ mới vào thực tiễn.

“Chúng ta cần suy nghĩ về việc dùng khoa hoạc công nghệ để hình thành doanh nghiệp, đồng thời doanh nghiệp giúp triển khai các công nghệ mới thành sản phẩm có giá trị. Ý tưởng này rất gần với doanh nghiệp khoa học công nghệ, là sự kết nối giữa doanh nghiệp KH&CN với các khởi nghiệp. Doanh nghiệp khoa học công nghệ phải làm chủ được các kết quả nghiên cứu, đưa kết quả đó vào sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp đi trước cần hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp, truyền lại các kinh nghiệm, các khó khăn ban đầu để tạo điều kiện cho hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển”, Thứ trưởng Trần Văn Tùng nói.

Trong đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp KH&CN đã kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh, tập trung phát triển sản phẩm mới, tìm kiếm đối tác mới, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong nước. Một số doanh nghiệp đã nghiên cứu và triển khai nhiều ứng dụng công nghệ mới, thay đổi phương thức kinh doanh trực tiếp sang nền tảng online, giao hàng thu tiền tại nhà, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm sang nghiên cứu các mặt hàng có nhu cầu thiết yếu cao, nội địa hóa nguồn cung nguyên vật liệu.

Đặc biệt, một số doanh nghiệp đã nghiên cứu đầu tư dây chuyền sản xuất thiết bị y tế, sản phẩm chế phẩm sinh học phục vụ cho công tác phòng chống, dịch Covid-19. Trong đó, có thể kể đến các doanh nghiệp như Công ty cổ phần Sao Thái Dương đã hợp tác với các nhà khoa học để chế tạo thành công hai bộ Kit phát hiện virus SARS-CoV-2; Công ty cổ phần Công nghệ mới Nhật Hải nghiên cứu chế tạo thử nghiệm một số hợp chất nano từ thiên nhiên có khả năng ức chế SARS-CoV-2, ngăn bão hòa Cytokine và giảm khả năng đông máy, hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhanah mắc Covid-19.; Công ty TNHH Châu Đà sản xuất sản phẩm máy sản xuất khẩu trang tự động đáp ứng nhu cầu sản xuất khẩu trang y tế mùa dịch bệnh.

Theo số liệu từ Cục phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, tính đến tháng 11/2020, cả nước có 538 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp KH&CN (có 24 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận do giải thể, ngừng hoạt động hay không sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hình thành từ kết quả nghiên cứu KH&CN). Xu hướng các doanh nghiệp KH&CN đang tăng nhanh về số lượng, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, HCM là những địa phương chú trọng xây dựng phát triển các hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Lĩnh vực doanh nghiệp KH&CN được cấp giấy chứng nhận hầu hết thuộc các lĩnh vực công nghệ được khuyến khích phát triển như công nghệ sinh học (39,3%), công nghệ tự động hóa (31,3%), công nghệ thông tin (16%). Doanh nghiệp KH&CN chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân (97,7%), doanh nghiệp có vốn nhà nước chỉ chiếm 2,3% số lượng doanh nghiệp KH&CN được cấp Giấy chứng nhận (chủ yếu là doanh nghiệp trong các lĩnh vực giống, y dược và bảo vệ môi trường).

Đỗ Quyên
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm