Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp nông sản tuân thủ quy định EUDR

Bắt đầu từ tháng 12 năm nay, nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu vào châu Âu phải đáp ứng quy đinh chống phá rừng (EUDR) của Uỷ ban châu Âu.

Số doanh nghiệp trở lại hoạt động tăng / Furama – Ariyana Đà Nẵng được vinh danh ‘Nơi làm việc tốt nhất châu Á tại Việt Nam năm 2024’

Quy định này được EC ban hành vào giữa năm ngoái với mục tiêu thị trường này sẽ không nhập khẩu, tiêu thụ các sản phẩm và hàng hóa gây mất rừng, suy thoái rừng.

Trước quy định này, trong suốt thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam đã gấp rút quy hoạch vùng trồng, sẵn sàng thích ứng với quy định mới để chinh phục thị trường châu Âu.

Hợp tác xã Kim Thông đang tìm hiểu và gửi mẫu sản phẩm dầu chiết xuất từ hạt sa chi sang một số nước châu Âu như Tiệp Khắc, Đức. Để có thể tuân thủ quy định chống phá rừng của châu Âu (EUDR), doanh nghiệp đã chọn trồng nguyên liệu hoàn toàn trên đất nông nghiệp.

Bà Đỗ Thị Kim Thông - Chủ tịch HĐQT Hợp tác xã Thương mại Dịch vụ Du lịch và Xuất nhập khẩu Kim Thông cho biết: "Chúng tôi sẽ lấy vùng nguyên liệu tập trung vào đất nông nghiệp, chúng tôi không quay về đất rừng mà chúng tôi sẽ lấy đất nông nghiệp để trồng demo, trồng liên kết cũng tại các vùng nông nghiệp tại các vùng lân cận như Hoà Bình, Lai Châu và Sơn La".

Doanh nghiệp nông sản tuân thủ quy định EUDR - Ảnh 1.

Quy định giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng.

Các doanh nghiệp tham gia hội thảo cho biết Quy định giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ. Vì thế, về lâu dài quy hoạch vùng nguyên liệu là bài toán họ phải tính đến.

Bà Hạ Quyên - Phó Giám đốc Công ty CP Công nghệ xanh Toàn cầu chia sẻ: "Tây Nguyên và một vài vùng đồng bằng ở phía Bắc như Hải Dương, Hưng Yên để chúng tôi phát triển".

Theo đại diện Phái đoàn liên minh châu Âu tại Việt Nam, mặc dù đã được phổ biến nhưng nhiều doanh nghiệp còn chưa nắm rõ những quy định cụ thể, các tiêu chí cần tuân thủ, vì vậy sẽ có nhiều chương trình được triển khai để hỗ trợ doanh nghiệp.

Ông Hoàng Thành - Quản lý Chương trình Ban Hợp tác Phát triển Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam nhận định: ""Triển khai dự án trong khu vực để nâng cao năng lực, nâng cao nhận thức về quy định này, trong đó Việt Nam là một trong các nước đối tác trong thực hiện dự án này. Dự án này có dự định ngân sách khoảng 3 triệu đến 3,5 triệu Euro thực hiện, trong đó có một phần cho các hoạt động đến Việt Nam".

Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng kiến nghị Bộ Công Thương cần có hướng dẫn cụ thể, chi tiết cho doanh nghiệp, cập nhật nhiều tài liệu liên quan đến EUDR hơn và Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon để doanh nghiệp chủ động kế hoạch sản xuất thích ứng với thay đổi trong tương lai khi xuất khẩu sang châu Âu.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm