Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp sản xuất trước nỗi lo tăng chi phí đầu vào

Các doanh nghiệp chế biến thủy sản đang “chóng mặt” vì nhiều chi phí đầu vào gia tăng. Đó cũng là nỗi lo chung của nhiều doanh nghiệp sản xuất khi gặp khó khăn trong khâu mua nguyên vật liệu nhập khẩu khiến cho giá cả tăng mạnh.

Hyundai là thương hiệu bán nhiều ôtô nhất tại Việt Nam năm 2020, bỏ xa đối thủ Toyota / Google hoàn tất thương vụ mua Fitbit với giá 2,1 tỷ USD

Nhiều doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực chế biến thuỷ sản phản ánh, giá cả một số mặt hàng nguyên liệu đầu vào gia tăngtrong tháng 1/2021, nêngặp nhiều áp lực vì đội chi phí sản xuất.

Ngành thủy sản “đứng ngồi không yên”

Cụ thể, các mặt hàng thiết yếu và chính phục vụ cho hoạt động của các nhà máy thuỷ sản đã tăng từ 8% - 25%. Đơn cử như giá mặt hàng găng tay cao su, nhựa trong tháng 1 này đã tăng 8-9% so với tháng trước, còn băng keo tăng tới 15%.

HINH-5024-1611045308.jpg

Chi phí đầu vào gia tăng đang làm khó các DN chế biến thủy sảnxuất khẩu.

Giá bao bì để đóng gói hàng cũng tăng từ 7% - 9,8%. Hoặc như giá sản phẩm dầu nành từ tháng 12/2020 đã tăng 10% so với tháng trước, sang tháng 1/2021 lại tăng thêm 9%.

Một số mặt hàng hoá chất trong ngành tôm như CaCl2 (Calcium chloride) đã tăng 20%, MgCl2 (Magie clorua) tăng 25%; oxy viên cũng tăng từ 15.800 đồng lên 17.250 đồng/kg (tăng gần 10%). Hay như mặt hàng hoá chất vuông tôm như clorinetháng từ tháng 8/2020 - 1/2021đã tăng 3,6%, trung bình 1.230 USD/tấn lên 1.274 USD/tấn.

Ngoài việc gia tăng giá cả các mặt hàng nêu trên, theo nhiều nhận định, giá tôm nguyên liệu cũng sẽ tăng cao trong năm 2021 khi nguồn cung thiếu hụt. Một DN chế biến thuỷ sản ở Cà Mau cho biết hiện giá tôm sú nguyên liệu tại tỉnh này trong tháng 1/2021 đã tăng hơn 20% so với tháng 12/2020.

Chính vì vậy, như nhận định của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (Vasep), chi phí sản xuất đang đội lên lại chồng chất thêm khó khăn, khiến các DN thuỷ sản “đứng ngồi không yên”.

Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu thuỷ sản còn đang đối mặt với tình trạng cước tàu vận tải biển từ Việt Nam đi châu Âu trong tháng 1 này đã tăng từ 145% - 276% (tuỳ theo cảng). Nếu như tháng 12/2020, giá cước cảng chính là 2.850 USD/container, đến tháng 1/2021 đã tăng lên 7.000 USD/container (tăng 145%), một số hãng tăng từ 2.800 USD/container lên 10.550 USD (tăng 276%).

 

Không riêng gì các DN thuỷ sản đang gặp áp lực trước việc gia tăng chi phí đầu vào. Trong báo cáo ban hành mới đây về ngành sản xuất Việt Nam, IHS Markit - công ty thu thập kết quả khảo sát chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI), lưu ý các công ty đang gặp khó trong khâu mua nguyên vật liệu.

Điểm nhấn trong khảo sát của IHS Markit chính là việc lưu ý những khó khăn trong việc mua hàng hóa đầu vào và chi phí tăng. Nguyên nhân được chỉ rõ bởi tình trạng khan hiếm và gián đoạn nguồn cung do dịch Covid-19 và những khó khăn trong khâu nhập khẩu nguyên vật liệu khiến thời gian giao hàng của nhà cung cấp bị kéo dài đáng kể.

Linh hoạt mạng lưới cung ứng

Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại IHS Markit, chỉ rõ vấn đề chính cản trở tăng trưởng hiện nay có vẻ như là sự gián đoạn nghiêm trọng của chuỗi cung ứng, mà nguyên nhân được cho là do đại dịch.

“Các công ty gặp khó khăn trong khâu mua nguyên vật liệu, đặc biệt là từ nước ngoài. Từ đó, giá cả tăng mạnh, với chi phí đầu vào tăng lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi”, ông Andrew nhấn mạnh.

 

Vấn đề giá chi phí đầu vào thực ra không chỉ tăng trong tháng 1/2021 mà có thể thấy rõ từ quý IV/2020. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý này, so với cùng kỳ năm 2019, giá nhập khẩu một số nguyên liệu đầu vào cho sản xuất trong nước tăng, như: giá sản phẩm dầu mỡ động thực vật tăng 12,78%, sản phẩm từ giấy tăng 9,59%.

Mặt khác, giá nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào các ngành sản phẩm sản xuất trong nước quý IV/2020 tăng từ 0,56%-9,23% so với cùng kỳ năm trước, bình quân năm 2020 tăng từ 1,49%-8,38% so với năm 2019.

Đứng trước những thách thức lớn từ việc gia tăng chi phí đầu vào, giới chuyên gia cho rằng các DN sản xuất nếu muốn tiết giảm chi phí đầu vào cần làm sao để không ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng hay phục hồi của DN sau các tác động của dịch Covid-19.

Với việc gia tăng giá một số mặt hàng nguyên vật liệu đầu vào, chiến lược về chi phí là rất quan trọng đối với các DN sản xuất để tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt.

Chẳng hạn như tái cấu trúc chi phí sản xuất thông qua việc xác định những điểm khác biệt trong chuỗi giá trị. DN cũng có thể xem lại quản lý chuỗi cung ứng, sản xuất, lưu kho, vận chuyển, vận hành dịch vụ và dịch vụ khách hàng.

 

Trong việc tái định hình DN để phát triển bền vững hậu Covid-19, liên quan đến vấn đề về chi phí, chuyên gia của Công ty tư vấn PwC Việt Nam từng lưu ý, trong một số ngành công nghiệp, nhu cầu có thể thay đổi chỉ sau một đêm, khiến các nhà cung cấp rơi vào tình thế rủi ro. Đối mặt với nhà cung cấp bị hạn chế hoặc gặp gián đoạn, nhiều công ty bắt đầu phải trả phí cao hơn.

Chính vì thế, chuyên gia của PwC cho rằng các DN cần phát triển mạng lưới cung ứng, sản xuất và hậu cần linh hoạt. Hơn nữa, DN cần tái định hình độ phức tạp, đồng thời thay đổi danh mục sản phẩm và điều chỉnh các thông số kỹ thuật từ cả cung và cầu.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm