Doanh nhân Nhật Bản với triết lý kinh doanh 'phớt lờ' cổ đông
Triệu phú tuổi 28 Jeremy Adams chia sẻ bí quyết khởi nghiệp / Lý do CEO Burger King không tuyển người thông minh
Khi Akira Matsumoto phát biểu, các nhà đầu tư như nuốt từng lời ông nói. Và đây là tất cả những gì ông ấy nói với họ: Các anh chị là ít quan trọng nhất so với tất cả những người khác.
Vị doanh nhân 71 tuổi có thể nói như vậy bởi địa vị của ông trong giới doanh nhân ở Nhật Bản. Suốt 2 thập kỷ, ông nổi tiếng khi liên tục thành công trong việc điều hành những công ty tên tuổi lớn. Tại tập đoàn thực phẩm Calbee Inc. là một ví dụ, Matsumoto đã tăng gấp đôi doanh thu và nâng lợi nhuận hoạt động của họ lên gấp 6 lần trong 9 năm điều hành. Cổ phiếu công ty đã sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư biết được ông sắp rời đi.
Tuy nhiên, Matsumoto luôn cho rằng những người sở hữu cổ phiếu chỉ là ưu tiên thứ 4 trong danh sách, sau khách hàng, nhân viên và rộng hơn là cộng đồng. Chỉ khi có thể "lờ" họ đi và tập trung vào việc khiến công ty trở nên tốt hơn thì ông mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
"Cổ đông nên được xếp là người cuối cùng. Đó cũng là điều tốt nhất đối với họ", Matsumoto nói trong bài phỏng vấn với Bloomberg tại Tokyo.
Đây được cho là lập trường hoàn toàn khác so với tư tưởng truyền thống về các cổ đông nhưng lại là tư tưởng tương đối phổ biến tại Nhật Bản. Doanh nhân tỷ phú Kazuo Inamori – nhà sáng lập Kyocera, Shigenobu Nagamori và Nidec Corp - người đã gây dựng thành công công ty trị giá 41 tỷ USD cũng có cùng tư tưởng với Matsumoto. Chính sự thành công đã cho phép họ có cách suy nghĩ khác biệt.
Tuy nhiên trong trường hợp của Matsumoto, quan điểm này có nguồn gốc từ Mỹ. Đặc biệt hơn, nó theo sau quan điểm của hãng Johnson & Johnson – nơi Matsumoto làm việc trước khi ông gia nhập Calbee. Tuyên bố của công ty chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới này là giá trị cũng như đặt khách hàng lên hàng đầu sau đó là nhân viên, cộng đồng và cuối cùng là cổ đông. "Tôi rất tôn trọng điều này và không bao giờ đi ngược lại nó miễn là tôi còn sống".
Theo như doanh nhân này, nếu đặt cổ đông lên đầu tiên, công ty sẽ dễ vướng vào rắc rối.
"Nếu chỉ nghĩ về cổ đông nghĩa là chỉ nghĩ về doanh thu và lợi nhuận – tất cả những thứ đó đều dẫn tới các bê bối. Nếu thực sự tin tưởng các cổ đông là quan trọng, việc bạn phải làm là điều hành công ty thật tốt".
Dĩ nhiên một vài cổ đông không hài lòng khi họ bị xếp ở vị trí cuối cùng.
"Tôi luôn luôn nhận được những lời phàn nàn. Tôi chưa bao giờ yêu cầu cổ đông mua cổ phiếu cả. Tôi nói với họ rằng đây là chính sách mà tôi tuân thủ. Tôi cũng nói tôi thật sự tin tưởng vào chính sách đó và nếu họ cũng tin tưởng, họ nên mua cổ phiếu. Nếu không thích, họ có thể bán".
Doanh nhân Nhật Bản Matsumoto |
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư không cảm thấy có vấn đề gì với các phương pháp của Matsumoto.
"Ông ấy có bảng thành tích xứng đáng được khen ngợi. Tôi không bận tâm ông ấy xem cổ đông đứng ở vị trí bao nhiêu. Nếu thành công, tự điều đó sẽ đặt cổ đông lên đầu", theo Mitsushige Akino – CEO của Ichiyoshi Asset Management.
Matsumoto tốt nghiệp Đại học Kyoto danh tiếng với bằng cử nhân nông nghiệp vào năm 1972 và sau đó ông làm việc cho nhà môi giới Itochu. Ông gia nhập chi nhánh Johnson & Johnson Nhật Bản vào năm 1993 và trở thành chủ tịch công ty vào năm 1999, một vị trí ông gắn bó suốt 9 năm. Ông được bổ nhiệm là chủ tịch và CEO Calbee vào năm 2009.
Cổ phiếu Calbee đã tăng hơn 6 lần kể từ khi Matsumoto đưa công ty trở thành công ty đại chúng vào năm 2011. Cổ phiếu của hãng đã giảm nhiều nhất trong 2 tháng vào tháng 3 khi ông nói sẽ từ chức.
2 tháng sau, vị CEO gây bất ngờ khi nói rằng ông nhận trọng trách là CEO Rizap Group – một hãng gym có giá trị thị trường hơn 3,6 tỷ USD.
End of content
Không có tin nào tiếp theo