Doanh nghiệp - Doanh nhân

Khởi nghiệp với 23 triệu đồng, nay thành tỷ phú ẩm thực sở hữu 3,5 tỷ USD

Những cái tên quen thuộc như McDonald, KFC đều phải nhún nhường trước thương hiệu này.

4 giờ cafe với ông Đặng Lê Nguyên Vũ: Cuộc trò chuyện đầy những bất ngờ / Chủ tịch HPL Group Phạm Văn Lương: Kinh doanh cũng giống như vận hành một đội bóng

Subway có lẽ là cái tên khá xa lạ trên thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam, nhưng đây là thương hiệu đã đánh bại nhiều “ông lớn” như McDonald, Pizza Hut hay KFC. Nhà sáng lập của Subway, Fred DeLuca đã bắt đầu khởi nghiệp trong ngành đồ ăn nhanh từ khi mới… 17 tuổi.

Năm 1965, chàng trai 17 tuổi Fred chuẩn bị tốt nghiệp trung học. Anh mong muốn tiếp tục việc học và vào trường y khoa. Do gia đình không đủ điều kiện tài chính trong khi học phí quá cao, Fred đã phải tự mình tìm cách xoay sở. Sau nhiều lần cân nhắc, Fred quyết định mở một cửa hàng bán thức ăn nhanh do chi phí thấp và quá trình hồi vốn nhanh.

khoi nghiep voi 23 trieu dong, nay thanh ty phu am thuc so huu 3,5 ty usd hinh anh 1

Fred DeLuca – chàng trai nghèo năm nào nay đã thành ông hoàng đồ ăn nhanh, sở hữu 3,5 tỷ USD

Fred trình bày ý tưởng của mình với Peter Buck – một kỹ sư tại General Electric và là bạn của gia đình anh. Sau đó, nhờ 1.000 USD (23 triệu VND) vốn đầu tư mạo hiểm từ Peter, Fred đã mở cửa hàng đầu tiên có tên Pete’s Submarines vào tháng 8 năm 1965. Đây chính là tiền thân của thương hiệu Subway.

Năm đầu khởi nghiệp, việc kinh doanh không dễ dàng như Fred tưởng tượng. Kết quả kinh doanh không lý tưởng nhưng may mắn là vẫn đủ cho anh nộp học phí. Sau 1 năm, Fred mở cửa hàng thứ 2. Anh bắt đầu ý thức được 2 vấn đề cần giải quyết: cửa hàng không có tiếng tăm và chưa có sách lược kinh doanh thích hợp.

Anh đổi tên thương hiệu thành Peter’s Subway (sau này đổi thành Subway). Tiếp đó, anh chọn mở cửa hàng tại những đoạn đường đông người qua lại, đồng thời quảng bá toàn diện hơn. Nhờ vậy, cửa hàng thứ 3 mở ra kinh doanh hết sức thành công.

Năm 1971, Fred tốt nghiệp đại học y khoa. Tuy nhiên, anh không còn muốn theo nghề y nữa mà quyết định tập trung kinh doanh. Anh và Peter cùng thành lập công ty, bắt đầu khuếch trương quy mô Subway nhanh như vũ bão.

Năm 1978, chỉ sau 7 năm, Subway đã có 100 cửa hàng ở Mỹ. 9 năm sau, con số đó đã tăng lên gấp 10. Năm 2004, số lượng cửa hàng của Subway ở Mỹ đã vượt xa McDonald. Năm 2012, doanh thu của Subway đạt 18 tỷ USD (418.000 tỷ VND). Theo thông tin trên trang chủ của Subway, tới cuối năm 2017, hãng này đã có 44.834 cửa hàng trên toàn cầu, trở thành thương hiệu đồ ăn nhanh có quy mô lớn nhất thế giới. Cậu sinh viên nghèo năm nào nay đã trở thành tỷ phú Fred, sở hữu 3,5 tỷ USD (81.462 tỷ VND).

Vậy điều gì đã làm nên thành công của Subway? Từ năm 1965, khi mà ngành công nghiệp đồ ăn nhanh bùng nổ khắp nước Mỹ, Fred đã lựa chọn hướng đi khác biệt so với các hãng khác vốn chỉ bán hamburger, gà rán hay khoai tây chiên. Thay vào đó, anh lựa chọn sandwich (bánh mỳ kẹp). Món ăn này thường kẹp nhiều rau tươi, là thực phẩm lành mạnh hơn nhiều so với hamburger và thích hợp với tiêu chí nâng cao sức khỏe cho người tiêu dùng. Rất nhiều thực khách người Mỹ cũng tin rằng, hàm lượng calories trong sandwich thấp hơn nhiều so với hamburger.

Bên cạnh đó, cơ chế nhượng quyền hấp dẫn cũng là một điểm mạnh của thương hiệu Subway. Trong khi McDonald yêu cầu 1 triệu USD phí nhượng quyền, Subway chỉ cần con số 100.000 USD. Không những vậy, Subway còn cung cấp dịch vụ đào tạo cho đối tác nhận quyền, giúp họ chọn địa điểm, giúp đỡ đối tác thiết kế mặt tiền, trang trí, lắp đặt trước khi mở cửa hàng. Nếu cửa hàng nhượng quyền kinh doanh trượt dốc, Subway cũng sẽ đưa ra phương án trợ giúp. Giờ đây, Subway đã ghi dấu ấn của mình tại 112 quốc gia trên thế giới.

Theo Dân Việt
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm