Doanh nghiệp - Doanh nhân

Lời khuyên đáng suy ngẫm của người kế nhiệm Jack Ma

Daniel Zhang là tổng giám đốc của Alibaba, người kế nhiệm Jack Ma trở thành chủ tịch tập đoàn sau khi Jack Ma chính thức nghỉ hưu. Trước khi trở thành CEO, ông Zhang được biết đến với vai trò là giám đốc điều hành của Taobao và chủ tịch của Tmall.com.

Những điều ít biết về tỷ phú Nhật sắp du lịch mặt trăng cùng SpaceX / Con đường xây dựng đế chế thời trang riêng của Victoria Beckham

Từ khi bổ nhiệm ông Daniel Zhang làm tổng giám đốc, tập đoàn Alibaba đã tăng trưởng bền vững trong 13 quý liên tiếp. Chủ tịch Jack Ma không tiếc lời khen ngợi người sắp kế nhiệm mình là nhà lãnh đạo có "năng lực phân tích vô song", đón nhận trách nhiệm với niềm đam mê. Daniel Zhang không chỉ có can đảm đổi mới, thử nghiệm mô hình kinh doanh sáng tạo mà còn có trí tuệ, sự thấu đáo và khiêm nhường.

Daniel Zhang dẫn đầu chiến lược di động của Alibaba trên các nền tảng thương mại điện tử, giám sát các thương vụ thâu tóm bạc tỷ, tập trung vào mở rộng chiến lược kết hợp mua sắm trực tuyến và ngoại tuyến... Vị tổng giám đốc 46 tuổi này còn đặt ra một bộ nguyên tắc lãnh đạo định hướng cho các nhà quản lý trong tập đoàn khi tuyển dụng tài năng hoặc khi đối mặt với tình huống cạnh tranh và đưa ra quyết định khó khăn.

Lời khuyên đáng suy ngẫm của người kế nhiệm Jack Ma: Hãy cạnh tranh với chính mình, không giết cái cũ của bản thân thì sẽ bị đối thủ tiêu diệt - Ảnh 1.

Ông Daniel Zhang.

1. Quản lý không phải là lãnh đạo

Daniel Zhang có sự phân biệt rõ ràng giữa "người quản lý" và "nhà lãnh đạo". Người quản lý điều hành một doanh nghiệp và nhận được kết quả mong đợi - đó là những chỉ số hoạt động chính. Nhưng nhiệm vụ của một nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần là dẫn dắt nhân viên thu về lợi nhuận mà họ phải biết làm cách làm gì để phát triển và bảo vệ doanh nghiệp khi đứng trên "đầu sóng ngọn gió".

"Những gì chúng tôi muốn ở Alibaba là các nhà lãnh đạo thông minh. Công ty sẽ không chọn tôi làm CEO nếu tôi chỉ là một người quản lý", ông Daniel Zhang thẳng thắn nói.

2. Cạnh tranh với chính mình

 

Cạnh tranh khốc liệt trong kinh doanh không phải là một điều xấu. Đó là sự tất yếu, có cạnh tranh mới có phát triển. Do đó, một nhà lãnh đạo cần tỉnh táo mọi lúc. Họ phải là người luôn có ý thức học hỏi và đổi mới. Kịch bản tồi tệ nhất có thể xảy ra với doanh nghiệp khi người lãnh đạo không có năng lực cạnh tranh. Thậm chí, phải cạnh tranh với chính bản thân mình.

"Nếu bạn không giết chết cái cũ của bản thân, thì bạn sẽ bị đối thủ tiêu diệt. Làm lãnh đạo là phải có can đảm để tái tạo lại chính mình".

3. Lên kế hoạch dài hạn cho tương lai

Thành công trong tương lai sẽ được xác định bởi kế hoạch chi tiết mà bạn vẽ ngày hôm nay. Lên kế hoạch thực hiện mục tiêu và giả định kết quả dài hạn, chỉ xem xét kết quả ngắn hạn là thiển cận. Bởi vì bạn sẽ không lường hết được mọi tình huống có thể xảy ra và sẽ bỏ lỡ những cơ hội quan trọng.

4. Biết khi nào nên "được ăn cả ngã về không" và đủ can đảm làm điều đó

 

Đôi khi, các nhà lãnh đạo buộc phải đưa ra những quyết định mang tính chất sống còn với doanh nghiệp, có thể gọi "được ăn cả ngã về không" giống như một người đánh bạc. Nếu không nắm rõ cách thực hiện và không có chiến thuật cụ thể thì bạn không thể thành công trong trò chơi này. Trong kinh doanh cũng vậy, tại thời điểm quan trọng, nhà lãnh đạo phải có đủ can đảm chèo lái và chấp nhận rủi ro mới có cơ hội giành chiến thắng lớn.

5. Mua, không đặt cược

Ví dụ, bạn đang đặt mục tiêu giành chiến thắng trong một cuộc đua, mua một con ngựa sẽ tốt hơn là chỉ đặt cược vào nó. Khi nói đến các dự án quan trọng hợp đòi hỏi sự phối hợp và tích hợp thật sự, Alibaba sẽ chọn mua lại một công ty chứ không phải là cổ phần thiểu số.

"Chúng tôi thực hiện mua lại vì trách nhiệm và cam kết. Những người đặt cược vào ngựa là người không muốn chia sẻ trách nhiệm mà chỉ muốn đầu tư. Họ có rủi ro thấp nhưng chúng tôi không làm theo cách đó. Nếu bạn cho tôi ngựa của bạn, nó sẽ trở thành con ngựa của chúng tôi. Trách nhiệm của chúng tôi là đảm bảo rằng con ngựa đó phải chạy tốt nhất", Daniel Zhang nói.

6. Tuyển dụng người có tầm nhìn

 

Có một bài thơ Trung Quốc: "Bạn không thể nhìn thấy ngọn núi từ trên núi". Nói cách khác, một ngọn núi không giống như một ngọn núi nếu bạn đang đứng trên ngọn núi đó. Nó trông giống như đá và đường mòn. Trong kinh doanh, để có một tầm nhìn bao quát, bạn phải tìm những người có thể cung cấp cho mình quan điểm khác biệt. Daniel Zhang rất thẳng thắn chia sẻ quan điểm với Jack Ma khi cả hai trò chuyện với nhau.

7. Thuê nhân viên như "nhà thám hiểm"

Một số người tìm kiếm việc làm chỉ vì tiền lương. Họ có lối suy nghĩ khá ngắn hạn. Mặt khác, những người thích sự phiêu lưu sẽ cảm thấy thoải mái, dễ dàng tiếp nhận sự rủi ro và thay đổi. Họ có xu hướng xây dựng mọi thứ và tạo dấu ấn tốt về mình

Tổng giám đốc Zhang nói về chuyện phỏng vấn các ứng cử viên cho vị trí lãnh đạo: "Tôi thường nói chúng ta hãy bắt đầu một cuộc phiêu lưu thú vị với nhau. Nếu bạn đang tìm kiếm sự ổn định, thì đừng đến đây. Tôi không thể đảm bảo rằng bạn sẽ thành công, nhưng tôi có thể đảm bảo bạn sẽ có những trải nghiệm đáng giá. Sau 20 hoặc 30 năm, bạn có thể tự hào nói với thế hệ sau về những gì mình đạt được. Cách tiếp cận này luôn giúp tôi tìm ra những người có tư duy tươi mới".

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm