Doanh nghiệp - Doanh nhân

Những tỷ phú châu Á từng bị bắt cóc, đòi tiền chuộc

Trước vụ bắt cóc ông chủ Tập đoàn Midea của Trung Quốc, châu Á từng xảy ra 4 vụ bắt cóc tỷ phú đòi tiền chuộc đình đám, trong đó một người đã mất mạng.

Tài sản liên tục tăng, tỷ phú Ấn Độ Mukesh Ambani lần đầu lọt top 5 thế giới / Bất chấp COVID-19, tài sản của các tỷ phú công nghệ vẫn tăng 115 tỷ USD

Ngày 15/6/2020, cảnh sát Trung Quốc giải cứu ông He Xiangjian - tỷ phú sáng lập tập đoàn gia dụng hàng đầu thế giới Midea Group - người bị bắt cóc và giam giữ tại nhà riêng bởi một băng đảng tội phạm có vũ trang. Ông Xiangjian trở thành tỷ phú châu Á mới nhất rơi vào tình huống này. Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo đối với giới giàu và quyền lực tại châu Á - những người dễ trở thành mục tiêu thu hút giới tội phạm bắt cóc, tống tiền. Dưới đây là 4 vụ bắt cóc tỷ phú đình đám tại châu Á từng xảy ra. Ảnh: Getty Images.

Ngày 15/6/2020, cảnh sát Trung Quốc giải cứu ông He Xiangjian - tỷ phú sáng lập tập đoàn gia dụng hàng đầu thế giới Midea Group - người bị bắt cóc và giam giữ tại nhà riêng bởi một băng đảng tội phạm có vũ trang. Ông Xiangjian trở thành tỷ phú châu Á mới nhất rơi vào tình huống này. Đây cũng là một hồi chuông cảnh báo đối với giới giàu và quyền lực tại châu Á - những người dễ trở thành mục tiêu thu hút giới tội phạm bắt cóc, tống tiền. Dưới đây là 4 vụ bắt cóc tỷ phú đình đám tại châu Á từng xảy ra. Ảnh: Getty Images.

Teddy Wang Teh-huei: Teddy Wang, chủ tịch công ty phát triển bất động sản Chinachem Group, từng sống sót sau nhiều lần bị bắt cóc trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong vụ bắt cóc vào ngày 10/4/1990, doanh nhân 56 tuổi đã không thoát được. Vụ tấn công được cho là đã được tổ chức hết sức tinh vi bởi băng đảng tội phạm hoạt động tại các khu vực riêng biệt trên khắp Hong Kong, Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Dù vợ của Wang đã trả một nửa số tiền chuộc, tức 468 triệu đôla Hong Kong (60,4 triệu USD), ông đã không được thả và không bao giờ trở về nhà nữa. Ông được cho là đã bị những kẻ bắt cóc trói, bịt miệng và ném xuống biển. Cái chết của ông được công nhận chính thức vào năm 1999. Ảnh: SCMP.

Teddy Wang Teh-huei: Teddy Wang, chủ tịch công ty phát triển bất động sản Chinachem Group, từng sống sót sau nhiều lần bị bắt cóc trong suốt sự nghiệp của mình. Tuy nhiên, trong vụ bắt cóc vào ngày 10/4/1990, doanh nhân 56 tuổi đã không thoát được. Vụ tấn công được cho là đã được tổ chức hết sức tinh vi bởi băng đảng tội phạm hoạt động tại các khu vực riêng biệt trên khắp Hong Kong, Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Dù vợ của Wang đã trả một nửa số tiền chuộc, tức 468 triệu đôla Hong Kong (60,4 triệu USD), ông đã không được thả và không bao giờ trở về nhà nữa. Ông được cho là đã bị những kẻ bắt cóc trói, bịt miệng và ném xuống biển. Cái chết của ông được công nhận chính thức vào năm 1999. Ảnh: SCMP.

Victor Li Tzar-kuoi: Vào cuối những năm 1990, các vụ bắt cóc người giàu và nổi tiếng do băng đảng tội phạm két tiếng, đứng đầu là Cheung Tze-keung, có biệt danh “Big Spender”, gây ra cơn địa chấn tại Hong Kong. Một trong những mục tiêu của băng đảng này là Victor Li, chủ tịch các công ty CK Asset Holdings, CK Hutchison và cũng là con trai của người giàu nhất Hong Kong Li Ka-shing. Vào buổi tối ngày 23/5/1996, Li bị khống chế bằng súng và bắt cóc khi xe của ông đang di chuyển về gần nhà tại Deep Water Bay. Sau đó, ông được thả với số tiền chuộc 1 tỷ đôla Hong Kong (tương đương 129 triệu USD) - khoản tiền chuộc lớn nhất từng được ghi nhận thời điểm đó. 17 năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, tỷ phú Li Ka-shing cho biết tên trùm tội phạm Cheung đã xuất hiện trước cửa nhà ông và đòi 2 tỷ đôla Hong Kong để chúng thả con trai ông. Khi đó, Li đã nói với Cheung rằng ông chỉ có thể chuẩn bị ngay 1 nửa số tiền đó và hắn đã chấp nhận. Ảnh: AFP.

Victor Li Tzar-kuoi: Vào cuối những năm 1990, các vụ bắt cóc người giàu và nổi tiếng do băng đảng tội phạm két tiếng, đứng đầu là Cheung Tze-keung, có biệt danh “Big Spender”, gây ra cơn địa chấn tại Hong Kong. Một trong những mục tiêu của băng đảng này là Victor Li, chủ tịch các công ty CK Asset Holdings, CK Hutchison và cũng là con trai của người giàu nhất Hong Kong Li Ka-shing. Vào buổi tối ngày 23/5/1996, Li bị khống chế bằng súng và bắt cóc khi xe của ông đang di chuyển về gần nhà tại Deep Water Bay. Sau đó, ông được thả với số tiền chuộc 1 tỷ đôla Hong Kong (tương đương 129 triệu USD) - khoản tiền chuộc lớn nhất từng được ghi nhận thời điểm đó. 17 năm sau, trong một cuộc phỏng vấn, tỷ phú Li Ka-shing cho biết tên trùm tội phạm Cheung đã xuất hiện trước cửa nhà ông và đòi 2 tỷ đôla Hong Kong để chúng thả con trai ông. Khi đó, Li đã nói với Cheung rằng ông chỉ có thể chuẩn bị ngay 1 nửa số tiền đó và hắn đã chấp nhận. Ảnh: AFP.

 

Walter Kwok: Một năm sau đó, tên Cheung lại thực hiện một vụ bắt cóc tương tự và nạn nhân lần này là Walter Kwok, trước đây là chủ tịch của hãng bất động sản Sun Hung Kai Properties. Bị bắt cóc khi đang trên đường về nhà ngày 29/9/1997, Kwok đã bị bịt mắt và đưa đến một túp lều. Khi đó, Kwok từ chối liên lạc với gia đình để nói về khoản tiền chuộc, vì vậy ông bị đánh đập và buộc vào một cái lồng gỗ. Cuối cùng, ông không thể chịu được và phải gọi cho vợ. Sau một tuần đàm phán, băng của Cheung nhận được 600 triệu đôla Hong Kong (77,4 triệu USD). Vụ bắt cóc để lại những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần với tỷ phú Hong Kong. Ảnh: SCMP.

Walter Kwok: Một năm sau đó, tên Cheung lại thực hiện một vụ bắt cóc tương tự và nạn nhân lần này là Walter Kwok, trước đây là chủ tịch của hãng bất động sản Sun Hung Kai Properties. Bị bắt cóc khi đang trên đường về nhà ngày 29/9/1997, Kwok đã bị bịt mắt và đưa đến một túp lều. Khi đó, Kwok từ chối liên lạc với gia đình để nói về khoản tiền chuộc, vì vậy ông bị đánh đập và buộc vào một cái lồng gỗ. Cuối cùng, ông không thể chịu được và phải gọi cho vợ. Sau một tuần đàm phán, băng của Cheung nhận được 600 triệu đôla Hong Kong (77,4 triệu USD). Vụ bắt cóc để lại những tổn thương về cả thể chất lẫn tinh thần với tỷ phú Hong Kong. Ảnh: SCMP.

Wong Yuk-kwan: Ngày 20/9/2015, Wong Yuk-kwan, còn được gọi là Wong Kwan, chủ tịch của công ty Pearl Oriental Oil, bị bắt cóc ngay sau khi rời khỏi nhà tại quận Xindian, Tân Đài Bắc, Đài Loan. Sau đó, công ty của Wong tại Hong Kong nhận được một video từ những kẻ bắt cóc, trong đó đòi tiền chuộc bằng Bitcoin trị giá 70 triệu đôla Hong Kong (tương đương 9 triệu USD). Tuy nhiên, sau 38 ngày bị giam giữ và đánh đập, doanh nhân 68 tuổi đã được cảnh sát giải cứu. Những kẻ bắt cóc Wong được cho là có liên quan tới băng đảng Bamboo Union của Đài Loan, một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất thế giới. Ảnh: SCMP.

Wong Yuk-kwan: Ngày 20/9/2015, Wong Yuk-kwan, còn được gọi là Wong Kwan, chủ tịch của công ty Pearl Oriental Oil, bị bắt cóc ngay sau khi rời khỏi nhà tại quận Xindian, Tân Đài Bắc, Đài Loan. Sau đó, công ty của Wong tại Hong Kong nhận được một video từ những kẻ bắt cóc, trong đó đòi tiền chuộc bằng Bitcoin trị giá 70 triệu đôla Hong Kong (tương đương 9 triệu USD). Tuy nhiên, sau 38 ngày bị giam giữ và đánh đập, doanh nhân 68 tuổi đã được cảnh sát giải cứu. Những kẻ bắt cóc Wong được cho là có liên quan tới băng đảng Bamboo Union của Đài Loan, một trong những tổ chức tội phạm lớn nhất thế giới. Ảnh: SCMP.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm