Doanh nghiệp - Doanh nhân

Quảng Bình: Doanh nghiệp "giải cứu" sắn cho người dân giữa dịch bệnh

DNVN - Ngay sau khi có Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình về việc lưu thông, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, các doanh nghiệp đã triển khai hoạt động sản xuất, đồng thời khẩn trương thu mua sắn nguyên liệu cho người dân.

Doanh nghiệp nhỏ có dấu hiệu phục hồi kinh doanh nhưng khó khăn vẫn chồng chất / TP Hồ Chí Minh: Từng bước mở cửa, doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất, kinh doanh

Huyện Lệ Thủy và huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) hiện có tổng diện tích sắn nguyên liệu khoảng 1.300 ha với năng suất bình quân đạt từ 20-25 tấn/ha. Cuối tháng 8, đầu tháng 9/2021, việc thu hoạch sắn để bán cho các đơn vị chế biến, sản xuất bị ngưng trệ do dịch COVID-19. Bên cạnh đó, đợt mưa to vừa qua cũng đã làm cho một số diện tích sắn bị ngập úng.

Mỗi ngày nhà máy Tinh bột Long Giang  thu mua từ 300 – 350 tấn củ sắn cho bà con nông dân. (Ảnh: Phan Tiến)

Mỗi ngày nhà máy Tinh bột Long Giang thu mua từ 300 – 350 tấn củ sắn cho bà con nông dân.

Nhưng ngay sau khi có Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình về việc lưu thông, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn vào giữa tháng 9/2021, 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu trên địa bàn tình là nhà máy Tinh bột Long Giang thuộc Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu Tư Long Giang Thịnh, Công ty Cổ phần FOCOCEV Quảng Bình đã triển khai đồng bộ hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy theo mô hình “3 tại chỗ” đúng theo quy định, khẩn trương thu mua sắn cho nông dân với giá 2 triệu đồng/tấn.

Đến nay, nông dân hai huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh đã thu hoạch được khoảng 300 ha. Việc thu mua sắn nguyên liệu của nhà máy đã góp phần kịp thời tiêu thụ sản phẩm của người dân bị ngập úng do các đợt mưa to liên tục nhiều ngày trước đó.

công đoạn sơ chế sắn trước khi đưa vào chế biến

công đoạn sơ chế sắn trước khi đưa vào dây chuyền chế biến

Trao đổi với Doanh nghiệp Việt Nam, Ông Lê Văn Thơ, Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu Tư Long Giang Thịnh cho biết: “Mỗi ngày nhà máy thu mua từ 300 – 350 tấn sắn củ. Nhà máy hiện đang sản xuất 3 ca liên tục để bảo đảm công suất chế biến 350 tấn nguyên liệu/ngày đêm. Nhằm bảo đảm an toàn cho công nhân lao động và cộng đồng, công tác phòng, chống dịch COVID-19được thực hiện nghiêm túc, đúng quy định theo phương án đã được duyệt. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra trong Quyết định của UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành về việc lưu thông, hoạt động sản xuất, kinh doanh, phòng chống thiên tai trong thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19trên địa bàn".

 

Sản phẩm tin bột sắn

Sản phẩm tinh bột sắn được đóng gói cẩn thẩn, xếp thành hàng chờ ngày đi tiêu thụ

Diện tích sắn ruộng thấp của tỉnh Quảng Bình hiện nay còn khoảng trên 1.000 ha. Với quy mô và sản lượng đó, hiện công ty đã có phương án tập trung cao độ vào sản xuất để giải quyết tiêu thụ sản phẩm cho bà con trong thời gian sớm nhất.

Ông Lê Văn Thơ cũng cho rằng, nhờ những cơ chế linh hoạt của UBND tỉnh Quảng Bình trong phòng, chống dịch COVID-19, bước đầu Công ty Cổ phần Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh đã duy trì chuỗi sản xuất cho doanh nghiệp và sản phẩm sắn nguyên liệu của người dân trên địa bàn được thu mua với giá cả hợp lý. Từ đó, góp phần bảo đảm an sinh xã hội và ổn định đời sống cho người dân.

 

Về phía công ty CP FOCOCEV Quảng Bình, ông Đoàn Quyết Chiến, Trưởng phòng Tổng hợp thông tin: “Ngày 16/9 chúng tôi đi vào hoạt động theo phương án "3 tại chỗ". Công ty đang khẩn trương thu mua sắn cho bà con với mức giá phù hợp, ổn định, giúp bà con yên tâm thu hoạch. Đến thời điểm này chúng tôi đã thu mua được 1200 tấn sắn củ”.

Phan Tiến
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm