Doanh nghiệp - Doanh nhân

Samsung và Toyota tham gia đóng góp cho Quỹ vaccine của Việt Nam.

DNVN - Tờ Nikkei Asia hôm qua 9/6 đưa bài về việc gây quỹ vaccine tại Việt Nam, với sự tham gia của các công ty nước ngoài tuy nhiên cũng bày tỏ những lo ngại nhất định của các tập đoàn này. Samsung và Toyota là hai tập đoàn quốc tế đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam

Hơn 51 tỷ đồng ủng hộ Quỹ Vắc xin bằng hình thức nhắn tin tới Cổng 1400 / Siêu thị thể thao Minh Phú: Thương hiệu uy tín cung cấp xe đạp tập thể dục chất lượng cho mọi nhà

Tờ Nikkei Asia hôm qua 9/6 đưa bài về việc gây quỹ vaccine tại Việt Nam, với sự tham gia của các công ty nước ngoài. Samsung và Toyota là hai tập đoàn quốc tế đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam, nơi được đánh giá là mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu, hai công ty của Nhật đã đóng góp nhiều vào quỹ giúp Việt Nam chống Covid-19.

Trong bối cảnh đất nước chống lại sự gia tăng lây nhiễm của dịch bệnh, các nhà sản xuất đa quốc gia từ Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan có hoạt động tại Việt Nam, nằm trong danh sách các nhà tài trợ nước ngoài lớn đã nhận được lời kêu gọi của Thủ tướng Phạm Minh Chính để đóng góp cho quỹ vaccine chống Covid-19.

Trong ngày 8/6/2021 quỹ này đã nhận được 4.100 tỷ đồng từ trên 231 tổ chức và cá nhân, bên cạnh đó các nhà tài trợ cũng đã thu thập được số tiền hơn 3.200 tỷ đồng. Riêng Samsung tặng cho quỹ của Việt Nam 40 tỷ đồng, còn Toyota 10 tỷ đồng, tương tự như hãng Foxconn của Đài Loan.

Samsung vận hành hai nhà máy ở miền Bắc, nơi sản xuất hơn một nửa sản lượng điện thoại thông minh toàn cầu của công ty. Nhà sản xuất Đài Loan Foxconn là một trong những nhà cung cấp chính của Apple đang hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này. Toyota lắp ráp 4 mẫu xe, bao gồm Corolla và Fortuner, tại Việt Nam. Số lượng này phản ánh tầm quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng điện tử và ô tô.

Tỉnh Bắc Ninh, có 1.120 công ty trong các khu công nghiệp với khoảng 450.000 công nhân. Trong tháng 5, Samsung là một trong những nhà sản xuất nước ngoài có nhà máy phát hiện trường hợp nhiễm virus corona, cùng với nhà máy của Canon và Johnson Health Tech – nhà sản xuất thiết bị tập thể dục có trụ sở tại Hoa Kỳ

Các công ty nước ngoài đã đóng góp nhiều chi phí sau khi chính quyền địa phương cố gắng các chiến dịch để ngăn chặn nhiều đợt bùng phát COVID-19 ở hai tỉnh phía bắc, Bắc Giang và Bắc Ninh trong suốt thời gian vừa qua.

Các đợt bùng phát đã dẫn đến sự thay đổi chiến lược của Việt Nam trong việc đối phó với dịch bệnh, chuyển từ ngăn chặn sang khuyến khích người dân được tiêm chủng. Mục đích của quỹ là giúp Việt Nam đảm bảo đủ liều để tiêm chủng cho 100 triệu người của đất nước. Bộ Y tế cho biết Việt Nam cần 150 triệu liều từ các nhà sản xuất vaccine khác nhau, trị giá 1,1 tỷ USD, tiêm chủng cho 75 triệu người cần thiết để đạt được miễn dịch cộng động vào cuối năm nay. Số tiền này sẽ được sử dụng để mua vaccine từ nước ngoài và phát triển vaccine trong nước.

Việt Nam đã tương đối thành công trong việc ngăn chặn các đợt COVID-19 trước đó trong thời kỳ đầu của đại dịch. Trớ trêu thay, điều này lại khiến Việt Nam bắt đầu chậm lại trong các chiến dịch tiêm chủng.

“Đây là quỹ nhân ái, đoàn kết, thủy chung, kết nối những tấm lòng để chúng ta cùng nhau vượt qua khó khăn”, Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ khi tham dự sự kiện ra mắt quỹ hôm 5/6 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, thành công lớn, ”

Ban đầu Bộ Tài chính đã phân bổ khoảng 14,5 nghìn tỷ đồng cho vaccine. Tăng chi tiêu cho vaccine sẽ để và tăng phần dự trữ cho các khoản chi phí khác hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch. Nợ Chính phủ năm 2021 dự kiến ​​lên tới 600 nghìn tỷ đồng, gấp khoảng hai lần số tiền 4 năm trước.

Chính phủ có kế hoạch chi trả 60% vaccine giá 1,1 tỷ USD bằng ngân sách quốc gia và phần con lại kêu gọi tài trợ từ các công ty tư nhân, cá nhân và các công ty nhà nước.

Đứng đầu là Samsung, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã và đang là nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Tính đến ngày 31/3, có 948 dự án của Hàn Quốc tại Bắc Ninh, với tổng vốn đầu tư đăng ký 10,8 tỷ USD, chiếm khoảng 53,2% vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Các dự án FDI của Hàn Quốc trên địa bàn tỉnh chủ yếu thuộc lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại di động, cơ khí chính xác, chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp dịch vụ và công nghiệp dân dụng. Các doanh nghiệp này chịu trách nhiệm cho hơn 100.000 việc làm.

Đại dịch dự kiến ​​sẽ không sớm kết thúc, và việc tiêm phòng phải được thực hiện theo định kỳ, Thủ tướng khuyến nghị. Ông nói: “Tiêm chủng là một giải pháp cơ bản và lâu dài, mang tính quyết định và chiến lược để chống lại đại dịch COVID-19.”

Ấn Độ, một trong những nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, đã bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh bùng phát, khiến việc xuất khẩu vaccine bị đình trệ, gây thêm khó khăn trong việc đảm bảo liều lượng.

Bộ Y tế Việt Nam vào tháng trước đã cho phép sử dụng vắc xin COVID-19 từ Sinopharm của Trung Quốc để sử dụng trong trường hợp khẩn cấp. Việt Nam là thành viên duy nhất trong số 10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á chưa tiếp nhận vaccine từ Trung Quốc.

Minh Châu
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm