Triệu phú và tỷ phú biết 5 điều mà người thường không biết: Chỉ cần nhận ra sớm, bạn sẽ trở nên giàu có hơn!
Những tỷ phú mất tiền nhiều nhất năm 2019: CEO Amazon đứng thứ 2 / Thu chục ngàn tỷ, tiêu tỷ USD, khối tiền không nghỉ của tỷ phú Việt
Ramit Sethi là một doanh nhân, cố vấn tài chính cá nhân và tác giả của "I Will Teach You To Be Rich" (Tạm dịch: Tôi sẽ dạy bạn làm giàu), cuốn sách bán chạy của New York Times. Anh trở thành triệu phú tự thân từ khi còn rất trẻ nhờ thành lập trang web khi còn là sinh viên Đại học Stanford năm 2004 cũng như các cuốn sách và khóa học về tài chính cá nhân của mình.
Dưới đây là một số chia sẻ của Ramit:
Tôi lớn lên trong một gia đình trung lưu ở ngoại ô. Cha tôi đi làm, mẹ tôi ở nhà nuôi các con. Gia đình 6 người chúng tôi luôn phải sống chật vật trong những năm tháng đó vì thu nhập của cha tôi rất ít ỏi. Còn giờ đây, tôi đang điều hành công việc kinh doanh trị giá nhiều triệu USD. Chính vì vậy, tôi đã có cái nhìn đa chiều hơn về tiền bạc. Khi tài sản của tôi tăng lên, tôi luôn suy nghĩ và tìm cách tiếp tục xây dựng. Đây chính là cách tiếp cận tài chính cá nhân của tôi.
Bạn có bao giờ tự hỏi liệu các triệu phú và tỷ phú trên thế giới biết được điều gì mà người thường không biết nên mới giàu có như vậy không? Sau đây, tôi sẽ bật mí cho các bạn 5 điều đó:
1. Nếu gặp phải một vấn đề mà tiền có thể giải quyết, bạn thực ra không gặp vấn đề nào cả!
Theo bạn thứ gì là quan trọng nhất đối với mỗi người? Đối với tôi, đó là thời gian. Và hãy dùng tiền của bạn để mua thời gian cho chính mình. Hiểu một cách đơn giản, bạn có thể thuê người khác làm một số việc tốn nhiều thời gian nhưng không thực sự sinh lợi như dọn dẹp nhà cửa. Hoặc bạn có thể thuê người dạy cách làm một việc gì đó hiệu quả và nhanh hơn. Bằng cách đó, bạn sẽ có thêm thời gian quý giá để làm những việc cần thiết và đem lại nhiều lợi ích hơn.
2. Càng thành công và giàu có, bạn càng ít khả năng làm những việc mình từng làm!
Tác giả nổi tiếng Brian Tracy chia sẻ: "Khi trở nên thành công hơn, tôi khó lòng làm được những việc mình từng làm, ví dụ như cắt cỏ".
Khi thu nhập tăng lên, việc cân nhắc sử dụng thời gian và tiền bạc của bạn sẽ thay đổi. Hãy nhìn và tham khảo cách những người giàu có hơn bạn sống như thế nào bởi rất có thể khi thành công giống họ, bạn cũng sẽ có lựa chọn tương tự.
3. Nếu vẫn thấy xót 10 USD trong khi kiếm được hàng trăm nghìn USD trở lên, bạn đã phạm sai lầm
Kiếm tiền thực sự rất khó. Tuy nhiên bạn cũng nên biết rằng khi nào bỏ tiền ra là xứng đáng. Ví dụ, bạn phải trả thêm một khoản 10 USD để một dịch vụ hay hoạt động nào đó diễn ra nhanh chóng hơn thông thường, đừng ngần ngại làm như vậy. Còn tất nhiên, đối với việc không đáng, bạn không nên bỏ ra dù chỉ là 1 USD.
4. Có rất nhiều lời khuyên về cách tiết kiệm tiền nhưng lại có ít lời khuyên hay về cách tiêu tiền
Một điều khá thú vị là hầu hết các lời khuyên về tiền bạc đều ở trên mạng và phần lớn chúng chỉ mang tính lý thuyết. Bạn có thể tìm thấy trên mạng vô số lời khuyên của người xa lạ, chỉ cách ngừng uống cà phê với giá 5 USD hay dành 3 tiếng đồng hồ để săn phiếu giảm giá (tiết kiệm được 0,5 USD tiền giấy vệ sinh). Và trong 300 triệu năm tới, bạn đã có thể tiết kiệm được 250.000 USD! Những lời khuyên như vậy nhan nhản và được không ít người làm theo.
Có một thực tế là lời khuyên về cách tiêu tiền ít hơn hẳn so với cách dành dụm. Những câu hỏi đơn giản như "Có nên mua đồ xa xỉ không?", "Người giàu tiêu tiền vào việc gì?", "Tôi có thể học hỏi họ ở đâu?"… gần như không có nhiều câu trả lời thực sự "chất". Càng trở nên giàu có, bạn lại càng nói chuyện được với ít người hơn bởi tư duy và lối sống của bạn đã khác. Hay nói cách khác, khi một người kiếm được nhiều tiền hơn, họ có cơ hội để điều chỉnh hành vi phù hợp với giá trị mới của mình.
Ví dụ như tỷ phú giàu thứ tư thế giới, Warren Buffett: Ông sống trong căn nhà cũ trong hàng chục năm qua mà không hề tậu xe sang, biệt thự, dùng bữa sáng là suất ăn của McDonald’s… nhưng vẫn di chuyển bằng chuyên cơ riêng khi cần thiết.
5. Bạn là người định nghĩa cuộc sống giàu có của chính mình!
Cuộc sống giàu có, theo định nghĩa của tôi là sống trong căn hộ đi thuê ở Manhattan trong một thập kỷ, đến nhà hàng và gọi những món tôi yêu thích và đi du lịch cùng gia đình.
Còn với các bạn, việc "giàu" có thể là bất cứ điều gì bạn có thể làm để bản thân cảm thấy thỏa mãn và vui vẻ. Ngày nay, cách nhìn nhận về sự giàu có đã thay đổi. Bạn không cần phải là triệu phú, tỷ phú, sở hữu nhà to, chuyên cơ riêng mới được coi là người "giàu".
Một cầu thủ bóng đá thu nhập hơn 800.000 USD/tháng, sử dụng iPhone vỡ màn hình, tai nghe rẻ tiền chứ không phải Airpods nhưng lại quyên góp hàng triệu USD để giúp đỡ người nghèo ở quê hương của mình. Anh ấy có thể được mọi người coi là "giàu" khi nhìn vào mức lương khủng nhưng đối với bản thân, anh ấy tự coi bản thân là "giàu" khi dùng tiền để hỗ trợ những người từng nghèo khổ như mình.
Vậy nên, bạn không cần phải trở thành triệu phú hay tỷ phú thì mới được coi là "giàu có" theo định nghĩa truyền thống!
End of content
Không có tin nào tiếp theo