Doanh nghiệp - Doanh nhân

Trở nên giàu có sau khi bán công ty, doanh nhân Ấn Độ lập startup giúp mọi người đầu tư

Satyen Kothari thành lập Cube Wealth vì thấy nhiều người Ấn Độ có rất ít kiến thức đầu tư. Cube Wealth cung cấp 17 hình thức đầu tư khác nhau cho khách hàng, với số tiền từ 200 USD. Trong vòng gọi vốn Series A diễn ra vào năm ngoái, startup này huy động được 2 triệu USD.

Doanh nhân nữ đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế / Gọi vốn bất thành trên Shark Tank Việt Nam, nữ doanh nhân đấu giá đặt mục tiêu tăng doanh thu 10 lần

Cuối năm 2016, một vài tháng sau khi Satyen Kothari bán công ty thanh toán trực tuyến Citrus Payment do mình sáng lập cho PayU, một đối thủ lớn hơn trong ngành thuộc sở hữu của Naspers, với giá trị rơi vào khoảng 130 triệu USD, anh đã chính thức gia nhập giới siêu giàu tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới. Đó là nguyên nhân khiến Kothari liên tục nhận được những cuộc gọi từ các nhà quản lý quỹ. Họ muốn nói chuyện với Kothari về cách anh có thể sử dụng khối tài sản “kếch xù” của mình một cách khôn ngoan.

Satyen Kothari

Satyen Kothari

Phần lớn những cuộc điện thoại mà Kothari nhận được là những lời mời chào tham gia vào các quỹ tương hỗ, thị trường vàng cũng như các danh mục đầu tư vào các công ty bảo hiểm. Bên cạnh đó, cũng có một số ít các nhà quản lý quỹ gợi ý cho anh về những cổ phiếu có tỷ suất sinh lời cao.

Kothari cho biết chính hành động của các nhà quản lý quỹ cũng như những lựa chọn hạn chế từ phía họ đã khiến anh nhận ra tiềm năng của một thị trường mới, nơi mà các nền tảng công nghệ sẽ giúp cung cấp một danh sách cơ hội đầu tư hấp dẫn dành cho giới đầu tư, những người mong muốn gia tăng khối tài sản của mình.

Trong năm 2017, khi mà Kothari vẫn còn đang là thành viên hội đồng quản trị của Citrus Payments, anh quyết định thành lập công ty đầu tư của riêng mình, có tên là Cube Wealth. Công ty cung cấp dịch vụ quản lý tài sản và có xu hướng áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động kinh doanh của mình. Công ty của anh cộng tác với một loạt các quỹ đầu tư khác để xây dựng nên một danh mục đầu tư đủ phong phú để cung cấp cho khách hàng.

“Chúng tôi, những người Ấn Độ nói chung, hầu như có rất ít kiến thức về đầu tư. Làm cách nào để đầu tư? Đầu tư ở đâu để có hiệu quả tốt? Đó là lý do vì sao chúng tôi thường gửi tiền trong ngân hàng, để nhận về các khoản tiền lãi định kỳ, hoặc cùng lắm là mua vàng và mua bất động sản”, Kothari, nhà sáng lập kiêm CEO của Cube Wealth, chia sẻ với KrASIA.

 

“Nếu như trong gia đình sắp có một đám cưới lớn, hoặc bạn muốn theo học một khóa học MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) trong vòng 2 năm tới, việc góp tiền cho các quỹ tương hỗ không phải là một lựa chọn khôn ngoan. Các khoản đầu tư vào các quỹ tương hỗ là những khoản đầu tư dài hạn, và bạn cũng có thể đối diện với rủi ra mất khoản tiền đầu tư”, anh giải thích.

Trong những hoàn cảnh đó, Kothari thuyết phục rằng Cube Wealth có thể cung cấp những lựa chọn tốt hơn so với các ngân hàng. Công ty sẽ đưa ra đa dạng các hình thức đầu tư khác nhau, giúp thay đổi quan niệm cố hữu từ trước đến nay là dồn tiền cho các quỹ tương hỗ.

“Chúng tôi cho rằng các quỹ tương hỗ chỉ là một khía cạnh cần cân nhắc khi đầu tư mà thôi. Có nhiều loại hình tài sản khác nhau mà bạn có thể đầu tư vào sau khi cân đo kỹ lưỡng các yếu tố như thời gian, mức độ rủi ro cũng như nhiều yếu tố tác động khác”.

Cách tiếp cận “kiềng 3 chân”

Kothari nhớ lại rằng khi bắt đầu thành lập Cube Wealth, anh quyết định xây dựng công ty theo mô hình “kiềng 3 chân”, với 3 mục tiêu chính đó là sự đơn giản, sự đa dạng và sự hướng dẫn tận tình.

 

“Phần lớn mọi người đều e ngại việc truy cập Money Control (một nền tảng phân tích tài chính) và đối mặt với rất nhiều các con số cũng như biểu đồ. Chúng tôi cố gắng làm sản phẩm của mình đơn giản giống như những ứng dụng hoặc website đặt vé máy bay hoặc tầu xe trực tuyến vậy. Bạn chia sẻ với chúng tôi một vài yêu cầu về những khoản đầu tư mong muốn của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những lựa chọn liên quan”, anh nói.

Một khi người dùng đồng ý tham gia đầu tư, công ty sẽ gửi cho họ những thống kê hàng tuần về các khoản đầu tư của họ, thứ mà họ có thể dễ dàng đọc hiểu. “Báo cáo sẽ đề cập đến tổng giá trị của các khoản đầu tư, đi cùng với đó là tỷ lệ thua lỗ hoặc gia tăng lợi nhuận. Đó là tất cả những gì mà bạn cần quan tâm”.

Đội ngũ của Cube Wealth. Ảnh: Cube Wealth

Đội ngũ của Cube Wealth. Ảnh: Cube Wealth

Công ty đang cung cấp đến 17 tùy chọn hình thức đầu tư cho khách hàng của mình. Họ có thể thực hiện các khoản đầu tư ban đầu với giá trị chỉ 15.000 INR (tương đương 200 USD), hoặc có thể tăng lên đến vài chục triệu rupee (tương đương vài trăm nghìn USD).

 

Danh mục đầu tư trên ứng dụng điện thoại của Cube Wealth bao gồm các quỹ tương hỗ, thị trường chứng khoán, tài sản, các khoản cho vay ngang hàng, và nhiều hình thức đầu tư khác. Gần đây, công cũng bổ sung vào danh mục dịch vụ đầu tư của mình hình thức mua cổ phiếu của các công ty lớn niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ và nhiều các quốc gia khác như Apple, Microsoft, Starbucks. Những người dùng tại Ấn Độ có thể đầu tư tối đa 250.000 USD cho những cổ phiếu nước ngoài này.

Kothari luôn đề cao tầm quan trọng của việc tìm được một nhà quản lý quỹ tài năng, người có thể “đưa bạn đi đúng con đường”. “Công ty đã hợp tác với rất nhiều nhà quản lý quỹ có kinh nghiệm. Họ sẽ xây dựng những kế hoạch phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ đưa ra những lời khuyên về tình hình tài chính cá nhân”.

“Không thiếu những nhà đầu tư giỏi, những người có thể đưa ra những lời khuyên bổ ích. Nhưng những lời khuyên đó chủ yếu được cung cấp cho giới siêu giàu, những người có rất nhiều tiền. Chúng tôi đã nhìn thẳng vào thực trạng này và đặt ra câu hỏi: làm cách nào mà chúng tôi có thể tổng hợp các lời khuyên giá trị này và chia sẻ chúng với các nhà đầu tư thuộc tầng lớp trung lưu”, anh chia sẻ.

Mô hình doanh thu

Công ty đã huy động được 2 triệu USD vào tháng 10 năm ngoái trong vòng gọi vốn Series A, với rất nhiều các nhà đầu tư tham dự, trong đó có quỹ đầu tư mạo hiểm của Singapore Beenext, quỹ Asuka Holding của Nhật Bản và 500 Startups của Mỹ.

 

Kothari cho biết anh rất hài lòng với tình hình phát triển của công ty trong năm vừa qua. Anh cũng bổ sung rằng trong năm tới, công ty có thể sẽ có những bước nhảy vọt khi họ có thể thực hiện thêm một vòng gọi vốn mới.

Hiện tại, công ty vẫn chưa hoạt động trên mô hình doanh thu khi tất cả các dịch vụ của công ty đang được cung cấp miễn phí, kể cả việc cung cấp dịch vụ tư vấn từ các nhà quản lý quỹ.

Công ty chủ yếu thu tiền hoa hồng từ các quỹ đầu tư khi mà các nhà đầu tư cam kết thực hiện các kế hoạch đầu tư dài hạn (khoảng 10 năm). “Vì chúng tôi là một công ty mới trên thị trường, chúng tôi đang tập trung làm thay đổi thói quen người dùng, khuyến khích họ mạnh dạn đầu tư. Chúng tôi sẽ hướng dẫn họ những kiến thức cơ bản khi đầu tư, nhằm xây dựng nên một danh mục hợp lý”.

Thử thách duy nhất đối với Cube Wealth đó chính là tư tưởng vốn đã tồn tại trong một khoảng thời gian dài từ phía khách hàng khi họ vẫn ưa chuộng hình thức đầu tư vào vàng và bất động sản. Kothari cho biết anh rất vui khi biết rằng các nền tảng số khác cũng đang góp phần làm thay đổi thói quen đầu tư của người dùng thông qua các chiến dịch quảng bá. Ngày càng có nhiều người có thể đầu tư các khoản tiền tiết kiệm của họ thông qua các nền tảng trực tuyến.

Ngược lại, anh cũng tin rằng Cube Wealth có những điểm khác biệt so với những đối thủ như Paytm Money và ET Money, vì hai công ty này chỉ tập trung vào các quỹ tương hỗ cũng như các nhà đầu tư lần đầu.

 

“Những nhà đầu tư mới sẵn sàng đầu tư 5.000 INR (khoảng 70 USD) vào một trong những quỹ tương hỗ trên nền tảng của Paytm Money. Nhưng, với những ai đã nắm trong tay một danh mục đầu tư hoàn hảo. Và khi họ nhận ra rằng: họ không có đủ khả năng để có thể quản lý tốt danh mục đó, họ sẽ tìm đến chúng tôi. Chúng tôi luôn hướng đến những đối tượng khách hàng có kinh nghiệm quản lý trung và cao cấp”, Kothari cho biết.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm