Khởi nghiệp

Làm giàu nhờ mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá nước ngọt

DNVN - Bồn bồn là loài cây mọc hoang, trước đây từng bị khai thác theo kiểu tận diệt. Khi bồn bồn trở thành món ngon, đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn, để đáp ứng nhu cầu, loài cây này được người dân địa phương trồng ngày càng nhiều. Hiện các món ăn được chế biến từ lõi bồn bồn đã trở thành món "đặc sản" không thể thiếu tại các nhà hàng .

'Ngọn hải đăng' hay khách sạn trá hình ? / Hỗ trợ tăng tốc khởi nghiệp cho các nhà sáng lập startup tài năng

Anh Trần Văn Lạc (34 tuổi), ngụ xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau phát triển mô hình kinh tế hộ gia đình được cho là “không giống ai” nhưng lại thu hàng chục triệu đồng mỗi tháng.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Trần Văn Lạc cho biết: Lúc anh mới lập gia đình, cha mẹ cho vợ chồng anh 5 công đất để làm ăn.

Làm gì với mảnh đất mà quanh năm chỉ với bốn bề nước mặn? Đó là điều anh Lạc luôn trăn trở để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Là người ham học hỏi lại chí thú làm ăn, sau những vụ nuôi tôm thất bại và không mang lại hiệu quả cao, từ vài năm trước, anh quyết định đầu tư hơn 200 triệu đồng thuê cơ giới gia cố bờ bao giữ nước ngọt để trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá như: cá rô, cá lóc, cá thát lát…

Là mô hình mới, vừa mày mò làm vừa rút kinh nghiệm nên lúc đầu, vợ chồng anh Lạc gặp không ít khó khăn do bồn bồn chậm phát triển, năng suất không cao… Không nản chí, anh Lạc đi tìm gặp những người chuyên trồng cây bồn bồn học hỏi đúc rút kinh nghiệm. Từ đó, anh biết được một trong những bí quyết để bồn bồn phát triển tốt cho lõi non to thì mực nước trong ruộng phải đảm bảo ở mức khoảng 0,6 m… Nhờ được chăm sóc đúng kỹ thuật, ruộng bồn bồn của anh ngày càng phát triển xanh tốt, cho năng suất khá cao.

Thu hoạch bồn bồn .

Thu hoạch bồn bồn.

Hiện tại, với 2ha bồn bồn, mỗi ngày, tôi bán ra thị trường trên dưới 100 kg lõi bồn bồn với giá khoảng 22.000 đồng/kg cộng với số cá nước ngọt nuôi trong bờ bao, mỗi tháng tôi thu hơn 60 triệu đồng” – anh Lạc phấn khởi nói.

Vợ anh Lạc, chị Phạm Thoại Khương nhớ lại: "Nói thiệt là lúc đầu vợ chồng em cũng lo lắm, bị áp lực lắm, bởi mô hình trồng bồn bồn, nuôi cá trong bờ bao giữ ngọt, mà giữ không được thì sẽ thất bại ngay, nhiều người lúc đầu không tin là sẽ làm được nhưng giờ thì anh thấy đó, chúng tôi đang thu hoạch hàng chục triệu đồng mỗi tháng”.

Cũng theo vợ chồng anh Lạc, trồng bồn bồn không phải bỏ nhiều công chăm sóc nhưng lúc thu hoạch phải chịu khó, phải ngâm mình trong nước nhiều giờ, phải mất khá nhiều thời gian để tách vỏ lấy phần lõi non giao cho khách hàng.

Để kịp giao cho khách hàng, vợ chồng anh phải thức dậy lúc 2 giờ sáng để nhổ bồn bồn rồi dùng xuồng vận chuyển vào nhà thực hiện công đoạn tách lấy lõi non . Thời điểm “đông ken”, ngoài những thành viên trong gia đình, anh Lạc còn phải thuê thêm gần chục nhân công với giá khoảng 200.000 đồng/ngày để phụ nhổ, tách bồn bồn.

Về kế hoạch sắp tới, anh Lạc cho biết là sẽ mở rộng diện tích, quy mô sản xuất khi nghiên cứu kỹ thị trường và tìm thêm đầu ra.

 

Ông Trần Thanh Liêm, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Hưng Đông cho biết trên địa bàn có khoảng 60ha trồng bồn bồn kết hợp với nuôi cá nước ngọt. Tuy nhiên, mô hình trồng bồn bồn khép kín của anh Lạc mang lại hiệu quả cao nhất.Thời gian tới, chúng tôi sẽ giới thiệu và nhân rộng mô hình này.

Bồn bồn là loài cây mọc hoang, trước đây từng bị khai thác theo kiểu tận diệt. Khi bồn bồn trở thành món ngon, đặc sản trong các nhà hàng, quán ăn, để đáp ứng nhu cầu, loài cây này được người dân địa phương trồng ngày càng nhiều. Các món ăn được chế biến từ lõi bồn bồn đã trở thành món khoái khẩu không thể thiếu khi du khách đến với vùng đất cực nam của Tổ quốc.

Hòa Minh - PT
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm