Chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệu
Nửa tháng đầu năm, kim ngạch rau quả ước đạt gần nửa tỷ USD / Ngành tôm hướng tới mục tiêu 4 tỷ USD
Cùng đó,tăng cường xúctiến thương mại sang các thị trường trọng điểm vàtiềm năng, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch gắn với xây dựng thương hiệunhằmthúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Theo Bộ Công Thương, bức tranh tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2024 tiếp tục chậm lại, không quá lạc quan sẽ tác động trực tiếp đến triển vọng của các nền kinh tế đang phát triển;trong đó,có Việt Nam.
Bêncạnhchính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới hình thức khác nhau, các nước phát triển ngày càng quan tâm nhiều đến vấn đề an toàn cho người tiêu dùng, phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu. Từ đó, dựng lên những tiêu chuẩn và quy định mới liên quan đến chuỗi cung ứng, nguyên liệu, lao động, môi trường đối với các sản phẩm nhập khẩu. Có thể kể đến dự luật chống phá rừng, cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) của EU; Mỹ nâng cao và gắn các tiêu chuẩn lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ... với thương mại.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 1/2024, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam 15,1 tỷ USD, giảm 7,5% so với nửa cuối tháng 12/2023.Cũngtrong nửađầu tháng 1/2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng với con số 229,37 triệu USD, tăng tới 50% so với cùng kỳ và đạt xấp xỉ con số của cả tháng 1/2023 (tháng 1/2023 đạt 240,47 triệu USD).
Với mặt hàng gạo, trong nửa đầu tháng 1/2024, cả nước xuất khẩu 194.074 tấn gạo, kim ngạch đạt 134,57 triệu USD. So với cùng kỳ 2023, lượng gạo xuất khẩu giảm gần 32.000 tấn. Thế nhưng,kim ngạch tăng gần 20 triệu USD. Đáng chú ý, nửa đầu tháng 1/2024, bình quân mỗi tấn gạo xuất khẩu thu về khoảng 693 USD, trong khi cùng kỳ năm ngoái chỉ khoảng 507 USD/tấn. Như vậy, trị giá xuất khẩu gạo bình quân tăng tới 36,68%.
Ông Trần Thanh Hải - Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấnmạnh: Bước sang năm 2024, bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước đã có nhiều yếu tố tích cực hơn cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) đã đưa ra những thông điệp ngừng tăng lãi suất và tiến tới xem xét giảm lãi suất trong năm 2024. Vấn đề hàng tồn kho cao tại nhiều thị trường đang dần được khắc phục. Đây là những thuận lợi cho hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này.
Tuy nhiên, hoạt động xuất nhập khẩu năm 2024 vẫn đối diện với nhiều rủi ro, khó đoán định. Xu hướng bảo hộ thương mại xuất hiện nhiều hơn, nhiều nước có các biện pháp đưa đầu tư về trong nước, dựng nên các rào cản thương mại để bảo vệ, thúc đẩy sản xuất trong nước. Các thị trường phát triển chú trọng đến phát triển bền vững sẽ có tác động đến một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ViệtNam. Hơnnữa, tình trạng căng thẳng gần đây ở Biển Đỏ làm các tuyến tàu phải đổi hướng cũng làm gia tăng thời gian và chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Để hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, theo ôngTrần Thanh Hải cho biết, BộCông Thươngsẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng cam kết trong các Hiệp định FTA để đẩy mạnh xuất khẩu, thông qua tuyên truyền về quy tắc xuất xứ và cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, cơ hội và cách thức tận dụng cơ hội từ các FTA.
Đồng thời, BộCông Thương sẽtăng cường hoạt động cung cấp thông tin thị trường trên nền tảng số cho địa phương, hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp; hỗ trợ xây dựng và triển khai triển khai hoạt động xúc tiến thương mại tập trung, quy mô lớn, mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của vùng tại các thị trường mục tiêu.
Ngoàira, Bộ Công Thương tiếp tụcđẩy mạnh đàm phán, ký kết các Hiệp định, cam kết, liên kết thương mại mới; triển khai thực thi các chiến lược, chương trình hành động về xuất nhập khẩu hàng hoá, phát triển dịch vụ logistics, phát triển thị trường xuất khẩu gạo và đặc biệt là hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại mới tại các thị trường nhập khẩu…
Bộ Công Thương cũng khuyến nghị các doanh nghiệp không được lơ là, chủ quan mà phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động sản xuất, cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để kịp thời có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong năm 2024 cũng như giai đoạn 2021 - 2025.
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại(Bộ Công Thương) cho biết: Trong năm 2024, Bộ CôngThương sẽ triển khai một loạt những chương trình hỗ trợ kỹ thuật, nâng cao năng lực với sự hợp tác của các tổ chức quốc tế. Qua đó, trang bị kiến thức, kỹ năng cho ngành sản xuất, nhất là với từng ngành có liên quan tới quy định của CBAM và những quy định liên quan đến tiêu chuẩn xanh của Đức, của EU.
Theoông Vũ Bá Phú,với xúc tiến xuất khẩu, Bộ CôngThương sẽ phối hợp với hệ thốngThương vụ Việt Nam và cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài nhằm cung cấp tốt nhất những quy địnhvà hướng dẫn mới liên quan đến thỏa thuận xanh và kinh doanh có điều kiện,kinh tế tuần hoàn cho ngành sản xuất trong nước.
Cũngtheo các chuyên gia thương mại, năm 2024, bối cảnh thế giới được dự báo tiếp tục có những chuyển biến lớn và khó lường với nhiều cơ hội và thách thức đan xen. Là nền kinh tế có độ mở cao, Việt Nam không thể tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của những biến động từ bên ngoài trong bối cảnh rủi ro, thách thức còn rất lớn đối với triển vọng kinh tế thế giới trong năm 2024.
Dođó, bên cạnh những giải pháp hỗ trợ từ cơ quan quản lý Nhà nước,Bộ Công Thương cũng khuyến nghị doanh nghiệp không được lơ là, chủ quan, mà phải theo dõi chặt chẽ tình hình biến động sản xuất, cung cầu, giá cả hàng hóa trên thế giới và trong nước để kịp thời có các giải pháp ứng phó kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu đặt ra trong năm 2024 cũng như giai đoạn 2021 - 2025.
End of content
Không có tin nào tiếp theo