Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá 431 tỷ USD
DNVN - Báo cáo mới nhất của Brand Finance - công ty tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới cho thấy, giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam đã tăng tới 11% trong năm nay, từ 388 tỷ USD lên 431 tỷ USD.
DKRA Group công bố chiến lược thương hiệu mới / Hỗ trợ doanh nghiệp “hồi sinh” sau đại dịch
Giá trị thương hiệu được hiểu là lợi ích kinh tế ròng mà chủ sở hữu thương hiệu đạt được bằng cách cấp phép thương hiệu trên thị trường mở. Sức mạnh thương hiệu là hiệu quả hoạt động của thương hiệu trên các thước đo vô hình so với các đối thủ cạnh tranh.
Định giá thương hiệu của các quốc gia được Brand Finance dựa trên các dự báo kinh tế vĩ mô trong tương lai kết hợp với những triển vọng tích cực của sự phục hồi từ COVID-19 đang thúc đẩy mức tăng trưởng của năm nay.
Theo báo cáo về Bảng xếp hạng Giá trị thương hiệu Quốc gia năm 2022 của Brand Finance, Việt Nam đã chứng kiến mức tăng giá trị thương hiệu cao thứ ba trong thời gian đại dịch xét về số hạng tuyệt đối - tăng từ 184 tỷ USD lên tới 431 tỷ USD vào năm 2022 - nhưng đạt mức tăng trưởng nhanh nhất thế giới về mặt giá trị tương đối, tăng 74% so với năm 2019.
Giá trị thương hiệu Việt Nam đã tăng từ 184 tỷ USD lên tới 431 tỷ USD vào năm 2022.
Brand Finance nhận định, sự gia tăng lớn về giá trị thương hiệu của Việt Nam tương quan với việc quốc gia này đang ngày càng được nhận định là một nơi an toàn và ổn định để đầu tư khi mà nhiều nhà sản xuất tìm cách điều chuyển các hoạt động ở Châu Á để tới Việt Nam.
Nghiên cứu mới của Brand Finance không phải là định giá tổng hợp các thương hiệu của Việt Nam, mà là định giá thương hiệu của chính quốc gia Việt Nam. Do vậy, Việt Nam đạt điểm đặc biệt cao về xếp hạng nông nghiệp, mức độ tương tác trên mạng xã hội và phản ứng của quốc gia đối với COVID-19. Mỗi yếu tố đóng một vai trò động lực thiết yếu giúp tăng giá trị thương hiệu của quốc gia.
Brand Finance cho rằng, Việt Nam đã đạt được đà tăng trưởng và được biết đến như một điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài nhờ các chính sách tài khóa và tiền tệ thành công cũng như đầu tư vào vốn con người, cho dù nằm trong bối cảnh thương mại bị gián đoạn do việc Trung Quốc đóng cửa và căng thẳng tiếp tục giữa Bắc Kinh và Washington.
Báo cáo của Brand Finance cũng cho thấy, đứng đầu bảng xếp hạng là Mỹ với giá trị thương hiệu tăng 7% lên 26,5 nghìn tỷ USD. Mỹ vẫn giữ vững vị trí là thương hiệu quốc gia có giá trị nhất thế giới, duy trì vị trí dẫn đầu. Trong khi đó, đứng ở vị trí thứ 2 là Trung Quốc, với giá trị thương hiệu tăng 8% lên 21,5 nghìn tỷ USD. Mỹ và Trung Quốc là những nước dẫn đầu nổi bật trong bảng xếp hạng Brand Finance Nation Brands 2022, với giá trị thương hiệu tổng hợp của hai quốc gia này ngang bằng với 98 thương hiệu quốc gia còn lại trong top 100.
Tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đạt 97,2 nghìn tỷ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái và chỉ kém một chút so với giá trị trước đại dịch là 98,0 nghìn tỷ USD vào năm 2019. Mặc dù trên lý thuyết, tổng giá trị của 100 thương hiệu quốc gia hàng đầu thế giới đã bắt kịp trở lại với mức độ trước đại dịch, chỉ 50 thương hiệu quốc gia trong đó đã tăng giá trị trong giai đoạn này, trong khi 50 thương hiệu còn lại vẫn thấp hơn mức định giá từ trước cuộc khủng hoảng COVID-19.
Nguyệt Minh
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo