Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường: Viết tiếp giấc mơ hai quốc tịch
Doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường sinh năm 1970 (Canh Tuất), quê xã Thành Lợi (Vụ Bản, Nam Định), là cử nhân Ngôn ngữ, cử nhân Anh văn, thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Chồng bà, ông Trần Anh Tuấn, cũng là một doanh nhân nổi tiếng, hiện là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng hải (Maritime Bank).
Bà Nguyệt Hường đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (VID Group) từ năm 2016, khi mới 37 tuổi. Khi đó, VID Group được thành lập với 6 thành viên. Về sau, số thành viên trong VID Group phát triển lên 12 công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, cung ứng các dịch vụ và thực hiện các dự án bất động sản.
Phạm vi hoạt động của VID Group mở rộng sang 7 tỉnh và thành phố khác nhau của miền Bắc Việt Nam, bao gồm: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Hà Nam và Nam Định.
VID Group đã trở thành một trong những nhà đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp có quy mô và đang là chủ đầu tư và quản lý của 12 khu công nghiệp lớn ở miền Bắc như: khu công nghiệp Quang Minh, khu công nghiệp Hà Nội - Đài Tư, Thạch Thất - Quốc Oai (Hà Nội); Tân Trường, Phúc Điền, Nam Sách (Hải Dương); Minh Quang, Cụm Công nghiệp Lifan (Hưng Yên), khu công nghiệp Quế Võ 3 (Bắc Ninh); Bỉm Sơn A – giai đoạn 1 (Thanh Hóa) và Đồng Văn II (Hà Nam).
Đồng thời, tập đoàn này cũng đã thu hút được trên 400 doanh nghiệp vào đầu tư tại các khu công nghiệp, trong đó có khoảng 300 doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, … với tổng vốn đầu tư thu hút trên 3 tỷ USD.
Những năm gần đây, VID Group đã và đang chuyển hướng dần sang lĩnh vực bất động sản. Có thể kể đến như mới đây, VID Group của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đã góp tới 60% vốn tại Công ty Cổ phần Bất động sản Hanovid để triển khai dự án tổ hợp Goldsilk Complex (Cầu Am, Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội).
Trong giới kinh doanh, bà Nguyệt Hường là doanh nhân nổi tiếng, người được biết đến như một bà đỡ cho các khu công nghiệp ở miền Bắc cũng như là một chuyên gia về thu hút đầu tư nước ngoài.
Ngoài ra, nữ doanh nhân cũng được biết đến là Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TNG Holdings, đơn vị được cho có cổ phần lớn tại Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển bất động sản TNR Holdings Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ lệ cổ phần bao nhiêu, mức độ chi phối đối với công ty này đến nay vẫn là ẩn số chưa được công bố.
Được biết, TNR Holdings Việt Nam hiện nay chính là đơn vị quản lý và phát triển dự án Goldmark City, có quy mô 5.000 căn hộ cao cấp, do Công ty Địa ốc Việt Hân làm chủ đầu tư.
Trước đó, dự án này bị “đắp chiếu” trong nhiều năm và chỉ được khởi động trở lại khi có sự tham gia của TNR Holdings.
Dù chưa thể thống kê hết các dự án, khu đất mà doanh nghiệp do bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường đứng tên, góp cổ phần mua lại và được quyền phát triển, nhưng chỉ mới bước đầu đầu tư sang lĩnh vực bất động sản, dấu ấn của bà Nguyệt Hường trên thị trường đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên.
Đáng chú ý, nữ doanh nhân tuổi Canh Tuất cũng từng kinh qua nhiều vị trí như Chủ tịch Hội đồng sáng lập MartimeBank, thành viên HĐQT Ngân hàng Nông thôn Hải Hưng (tiền thân là ngân hàng OceanBank).
Trước đó, ngày 17/7/2016, Hội đồng Bầu cư Quốc gia đã tiến hành bỏ phiếu kín không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường, đại biểu Quốc hội khóa 13.
Kết quả kiểm phiếu có 100% các thành viên trong Hội đồng Bầu cử Quốc gia có mặt tại phiên họp nhất trí xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với 494 đại biểu.
100% các thành viên Hội đồng gia bỏ phiếu không xác nhận tư cách đại biểu Quốc hội khóa 14 đối với bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường vì không đủ tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội khóa 14 và cá nhân có đơn xin rút không tham gia đại biểu Quốc hội khóa mới.
Lý do doanh nhân Nguyễn Thị Nguyệt Hường không được công nhận là đại biểu Quốc hội khoá 14, theo nhiều nguồn tin, là do gia đình bà đã đăng ký quốc tịch Cộng hoà Malta..
Bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là đại biểu Quốc hội hai khoá 12 và 13 và là một trong 17 doanh nhân trúng cử đại biểu Quốc hội khoá 14. Với ngoại hình sắc sảo, bà từng được ví von là “bóng hồng Quốc hội”.
Quá trình công tác của bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường:
Từ năm 1992-1995, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là Phó giám đốc Công ty TNHH Intelcom – Matxcova. Từ năm 1996-2003: Nhân viên kế toán, sản xuất, Trưởng phòng, Phó giám đốc, Phó tổng giám đốc sản xuất – CTCP Nam Thắng.
Năm 2000-2007: Chủ tịch HĐTV, Chủ tịch HĐQT các công ty Nam Hòa, Nam Đức, Nam Quang, Hà Tây, Phó Chủ tịch HĐQT Khu Công nghiệp Hà Nội – Đài Tư.
Tháng 4/2004: Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Thanh Dương.
Tháng 1/2005-01/2006: Thành viên HĐQT – Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn Hải Hưng (Tiền thân của Oceanbank).
Tháng 9/2007: Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Bất động sản Mùa đông – VID.
Tháng 3/2010-10/2010: Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank).
Tháng 6/2006-2011: Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Đầu tư Phát triển Việt Nam (V.I.D Group), Đại biểu HĐND thành phố Hà Nội khóa XII nhiệm kỳ 1999-2004 và khóa XIII nhiệm kỳ 2004-2011.
Từ năm 1999: Ủy viên Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004-2009) và khóa VII (2009-2014), Đại biểu Quốc hội khóa XII (2007-2011), khóa XIII (2011-2016), Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội.
Tháng 2/2011- tháng 2/2012: Phó chủ tịch thứ nhất HĐQT MSB.
Tháng 2/2012: Chủ tịch Hội đồng sáng lập MSB.
Từ đó đến nay, bà giữ cương vị Chủ tịch Hội đồng sáng lập MSB, Chủ tịch HĐQT V.I.D Group, Ủy viên Ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VII (2009-2014), Đại biểu Quốc hội khóa XIII (2011-2016), từng là Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội, Phó chủ tịch Hiệp hội Công thương thành phố Hà Nội;
Đồng thời, bà từng là Phó chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Hội đồng nữ doanh nhân thuộc VCCI, Phó chủ tịch Hội liên lạc với người Việt Nam ở nước ngoài thành phố Hà Nội, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội SMEs thành phố Hà Nội, Ủy viên đoàn Chủ tịch Trung ương hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam.
End of content
Không có tin nào tiếp theo