'Công chúa Huawei' chuẩn bị cho cuộc chiến cam go nhất
Bảng giá điện thoại Huawei tháng 8/2020: Giảm giá 2 triệu đồng / LG K31 giới thiệu smartphone 'nồi đồng cối đá', Giá chỉ 3,5 triệu đồng
Ngày 1/12/2018, bà Mạnh bị bắt giữ tại Sân bay Quốc tế Vancouver (Canada) với cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran. Những ngày sau đó, “công chúaHuawei” sống trong căn biệt thự tại Vancouver với những biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Sau 2 năm, Mỹ vẫn đang tìm cách dẫn độ bà Mạnh sang New York để xét xử.
“Tôi chưa bao giờ nghĩ mình sẽ ở đây lâu như thế, tôi đột nhiên nhận ra một năm đã trôi qua và mình vẫn ở đây”, bà Mạnh chia sẻ trong bài viết đăng tải tháng 12/2019.
Đối với Mạnh Vãn Châu, 2 năm qua của bà đầy những thách thức khi tập đoàn viễn thông Trung Quốc liên tục chịu sức ép trước chính phủ Mỹ và các nước đồng minh với cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc. Tình hình còn lan sang nước Anh, quốc gia hồi tháng 7 đã tuyên bố loại bỏ Huawei khỏi hạ tầng mạng 5G đến năm 2027.
Mỹ cáo buộc Mạnh Vãn Châu, Giám đốc tài chính Huawei lừa gạt ngân hàng HSBC về mối quan hệ giữa tập đoàn với công ty con Skycom tại Iran. Ảnh:Bloomberg. |
Mọi chuyện bắt đầu tại một quán cà phê ởHong Kongtháng 8/2013, nơi diễn ra buổi gặp mặt giữa đại diện ngân hàng HSBC với bà Mạnh. Mục đích buổi gặp là ký kết thỏa thuận với ngân hàng, công việc bình thường trong vai trò giám đốc tài chính mà bà Mạnh nắm giữ.
Tuy nhiên trong cuộc gặp ấy, Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã lừa gạt HSBC vi phạm lệnh cấm vận của Mỹ lên Iran bằng cách gây hiểu lầm về mối quan hệ giữa Huawei với Skycom - công ty con của Huawei tại Iran dùng để mua hàng hóa, công nghệ từ Mỹ.
Theo tài liệu, các nhân chứng bao gồm cựu nhân viên Huawei, nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) và quan chức HSBC khẳng định bà Mạnh đã nói dối rằng Huawei không kiểm soát công ty Skycom ở Iran. Bà Mạnh nói với một quan chức HSBC rằng Skycom chỉ là đối tác của Huawei ở Iran và công ty Trung Quốc đã bán hết cổ phiếu Skycom từ năm 2009.
Bản thân bà Mạnh và Huawei luôn phủ nhận mọi cáo buộc.
Vào ngày 17/8 (giờ Mỹ), bà Mạnh sẽ trở lại tòa án. Các luật sư của bà có nhiệm vụ đưa ra bằng chứng cho thấy “công chúa Huawei” là nạn nhân trong một âm mưu chính trị do Mỹ và Canada thông đồng thực hiện.
Richard Kurland, luật sư tại Vancouver khẳng định vụ bắt giữ bà Mạnh năm 2018 được chính quyền Tổng thống MỹDonald Trumpdàn dựng, cho rằng bà chỉ là con cờ trong chiến tranh thương mại giữa Washington và Bắc Kinh.
Chiếc điện thoại của bà Mạnh bị tịch thu tại sân bay Canada rồi gửi đến Cảnh sát Hoàng gia Canada (RCMP). Luật sư bà Mạnh cho rằng RCMP đã chia sẻ thông tin kỹ thuật của chiếc điện thoại cho FBI. Ảnh:Tòa án Tối cao British Columbia. |
Một trong những lập luận có thể được đưa ra là cách bà Mạnh bị bắt. Nguồn tin cho biết dù lệnh bắt giữ có hiệu lực ngay khi bà Mạnh đặt chân xuống sân bay, giám đốc tài chính của Huawei vẫn được làm thủ tục nhập cảnh trước khi bị thẩm vấn “bất hợp pháp” trong 4 giờ.
Các email được tiết lộ từ tòa án cho rằng quan chức RCMP biết rõ bà Mạnh mặc trang phục gì khi xuống sân bay, cho thấy các quan chức an ninh Mỹ có liên quan đến quá trình bắt giữ.
“Họ không thể biết được điều đó, trừ một số quan chức châu Á chứng kiến bà Mạnh bước vào máy bay. Do các email không được cung cấp bởi quan chức Canada, chúng tôi cho rằng người cung cấp nó chính là Mỹ”, nguồn tin cho biết.
Tháng 12/2019, Huawei đã giành chiến thắng khi một thẩm phán tại Canada yêu cầu giao thêm bằng chứng và tài liệu liên quan đến vụ bắt giữ bà Mạnh.
Những tài liệu mới do Cơ quan Tình báo An ninh Canada công bố đầu năm nay cho thấy nhiều điểm khả nghi. Các luật sư Huawei cho rằng việc nhiều nội dung trong tài liệu bị bôi đen chứng tỏ Mỹ đóng vai trò trong việc bắt giữ bà Mạnh tại Canada.
Nhiều phần trong tài liệu bị bôi đen có thể liên quan đến việc Mỹ ra lệnh bắt giữ bà Mạnh. Ảnh:CBC. |
Kế tiếp là file PowerPoint liên quan đến cuộc gặp giữa bà Mạnh với ngân hàng HSBC tại Hong Kong, được cho là một phần trong những bằng chứng mà Mỹ gửi cho Canada, bị bỏ mất một số slide. Nguồn tin tiết lộ 2 slide bị xóa dùng để nói về quan hệ giữa Huawei và Skycom.
Chính quyền Mỹ cáo buộc bà Mạnh đã đánh lừa HSBC về mối quan hệ của Huawei với Skycom, do đó các slide PowerPoint bị thiếu có thể là chứng cứ bảo vệ bà Mạnh. Tháng 7 vừa rồi, bà đã nộp file PowerPoint đầy đủ lên tòa án.
Cũng trong tháng 7, HSBC bị truyền thông Trung Quốc cáo buộc thông đồng với Mỹ để “gài bẫy” Huawei. Phản hồi trênWeibo, HSBC khẳng định không liên quan đến cuộc điều tra của Mỹ đối với Huawei.
Lập luận liên quan đến phát ngôn của Tổng thống Donald Trump cũng sẽ được đưa ra. Các luật sư sẽ nói về bình luận của ông Trump liên quan đến việc bà Mạnh được sử dụng làm “con cờ” trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung là “lạm dụng quy trình”.
Tháng 6 vừa qua, cuốn hồi ký được xuất bản bởi John Bolton, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ ghi rằng trong bữa tiệcGiáng sinhtại Nhà Trắng tháng 12/2018, ông Trump nói rằng bà Mạnh giống như “Ivanka Trump (con gái ông Trump) của Trung Quốc”, ngụ ý ông sẵn sàng từ bỏ việc truy tố bà Mạnh nếu có một thỏa thuận thương mại hợp lý giữa Mỹ và Trung Quốc.
Người ủng hộ bà Mạnh đứng trước Tòa án Tối cao British Columbia tại Canada năm 2018. Ảnh:The Canadian Press.
|
Trong cuộc đấu tố hồi tháng 5, luật sư bà Mạnh nói rằng lệnh bắt giữ của Mỹ không thể có hiệu lực tại Canada bởi quốc gia này không có lệnh trừng phạt lên Iran.
Lập luận cho rằng điều đó tương tự việc cần sa được hợp pháp tại Canada nhưng ở Mỹ thì không. Dù vậy, Thẩm phán Tòa án Tối cao Canada, Heather Holmes đã bác bỏ lập luận trên.
Áp lực đè lên bà Mạnh nặng hơn sau khi bà và Huawei bị Bộ Tư pháp Mỹ truy tố hồi tháng 2, thêm 16 tội danh về lừa đảo, âm mưu đánh cắp bí mật thương mại của Mỹ.
Chính quyền Mỹ cho biết vào thời điểm đó, những nỗ lực đánh cắp bí mật thương mại và công nghệ tinh vi của Mỹ đã được Huawei thực hiện thành công. Tập đoàn Trung Quốc đã cắt giảm đáng kể chi phí nghiên cứu và phát triển, tạo ra lợi thế cạnh tranh không công bằng.
Justin Trudeau, Thủ tướng Canada cho rằng những động thái vội vàng có thể khiến công dân Canada ở nước ngoài gặp nguy hiểm, gồm 2 người bị giới chức Trung Quốc giam giữ chỉ vài ngày sau vụ bắt bà Mạnh.
Huawei rõ ràng đang là “bia đỡ đạn” trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Còn việc bà Mạnh có tội hay không, chưa ai dám chắc chắn.
End of content
Không có tin nào tiếp theo