Doanh nghiệp - Doanh nhân

5 sai lầm "nực cười" của các tỷ phú chính là bài học cho những người mới khởi nghiệp

Ngay cả những doanh nhân thành đạt cũng mắc phải những sai lầm "khó tin". Nhưng sau đó, họ sử dụng chúng như bàn đạp cho một thành công lớn hơn.

Bỏ nghề dạy thêm khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp, 8 năm sau thầy giáo trẻ trở thành tỷ phú: Anh ấy đã làm thế nào? / Chiêm ngưỡng biệt thự đẹp như chốn bồng lai của tỷ phú Jack Ma

Dù là ở một doanh nhân mới hay là một người có kinh nghiệm lâu năm, bạn đều sẽ thấy họ từng mắc sai lầm. Đặc biệt khi bạn là một người khởi nghiệp, một người lãnh đạo nhóm, thì bất kể sai lầm nào mà bạn mắc phải cũng có thể làm hỏng động lực của bạn và khiến bạn cảm thấy rằng mình không xứng đáng để lãnh đạo tổ chức của mình.

Tuy nhiên, có hai điều tích cực bạn cần ghi nhớ về sai lầm. Đầu tiên, đó chắc chắn sẽ là cơ hội để bạn học hỏi; miễn là sai lầm của bạn không gây hại bất kỳ ai (kể cả bạn), bạn sẽ có cơ hội nhận ra những bài học quan trọng và trở thành một người có kinh nghiệm hơn, hiểu biết hơn. Thứ hai, sai lầm là một điều phổ biến mà mọi người mắc phải - ngay cả một số doanh nhân thành công nhất trong lịch sử.

Và nếu bạn không tin tôi, hãy nhìn vào 5 ví dụ dưới đây:

1. Reed Hastings gần như đã giết chết Netflix

1

Reed Hastings

Netflix đã trở thành một hiện tượng công nghệ không thể ngăn cản với hàng triệu người đăng ký trung thành và giá cổ phiếu liên tục tăng. Nhưng trở lại vào năm 2011, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành, ông Reed Hastings đã đưa ra một quyết định gần như khiến Netflix rơi vào "vòng xoáy tử thần". Hastings tuyên bố rằng Netflix sẽ chuyển dịch vụ DVD-by-mail (chuyển các đoạn phim thông qua mạng) của mình sang một dịch vụ mới có tên Qwikster - một động thái tách hai dịch vụ cốt lõi, khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn đối với người tiêu dùng và đồng thời cũng tăng giá.

Ngay lập tức ông đã nhận được các phản ứng dữ dội đến từ người tiêu dùng. Sau đó, quyết định này đã bị loại bỏ và Netflix dần lấy lại được lòng tin của công chúng. Vậy liệu Hastings có hốt hoảng không? Ông có nói về điều này: "Thứ khó chịu nhất chính là cảm giác tội lỗi của riêng tôi. Tôi yêu công ty. Tôi làm việc chăm chỉ để làm cho nó thành công, nhưng tôi đã làm hỏng việc. Sự bẽ mặt trước công chúng không khiến tôi phiền lòng. Mà bản thân tôi thực sự xấu hổ khi đã phạm một sai lầm lớn và việc làm tổn thương tình yêu thực sự của mọi người dành cho Netflix khiến tôi cảm thấy thật khủng khiếp".

2. Tim Cook thừa nhận thất bại của Map iOS 6

Với sự ra mắt của iOS 6, Apple quyết định đẩy mạnh ứng dụng và hệ thống điều hướng riêng của Maps, thay vì dựa vào Google Maps. Tuy nhiên, sản phẩm đã bị lỗi và thường đưa ra những hướng sai, dẫn đến hàng ngàn (nếu không phải hàng triệu người) bị lạc ngay trong tuần đầu tiên ra mắt.

Bởi vì Apple đã phát triển danh tiếng khi chỉ tung ra những sản phẩm tốt nhất, được kiểm tra chất lượng nhất, nên cú đánh này đặc biệt khắc nghiệt đối với CEO Tim Cook. Tim Cook đã chịu trách nhiệm hoàn toàn về sai lầm trong một bức thư gửi tới khách hàng của Apple, rằng: "Tại Apple, chúng tôi cố gắng tạo ra những sản phẩm đẳng cấp thế giới để mang lại trải nghiệm tốt nhất có thể cho khách hàng của chúng tôi. Với sự ra mắt của Maps mới vào tuần trước, chúng tôi đã không thực hiện được cam kết này".

 

Sau đó Cook phải tiếp tục đề xuất các lựa chọn thay thế của bên thứ ba, như Google và Nokia, để đáp ứng nhu cầu điều hướng của khách hàng.

3. Richard Branson đã từng cố gắng bán cola

5 sai lầm nực cười nhất của những tỷ phú thành công như một bài học cho những người mới khởi nghiệp - Ảnh 2.

Tỷ phú Richard Branson

Richard Branson - Người sáng lập Virgin Group có thể nói là xuất sắc ở nhiều phương diện, từ đạt doanh thu kỷ lục đến du hành vũ trụ, nhưng không phải tất cả các ý tưởng kinh doanh của ông đều thành công. Trở lại năm 1994, mặc dù đã có sự hiện diện của thị trường lớn từ cả Coca-Cola và Pepsi, Branson vẫn cố gắng cho ra mắt Virgin Cola như một đối thủ cạnh tranh của hai hãng nước giải khát lớn.

Như ông đã viết: "Ban đầu với Virgin Cola, chúng tôi cảm thấy tự tin rằng chúng tôi có thể vượt qua được Coca-Cola và Pepsi - những đối thủ cạnh tranh chính của chúng tôi. Tuy nhiên, hóa ra chúng tôi đã không lường trước được mọi thứ. Tuyên bố một cuộc chiến nước giải khát với Coke là một sự điên rồ". Đây chắc chắn là một quyết định vội vàng và không xem xét tất cả các biến số trong trò chơi của Branson, nhưng công ty mẹ Virgin vẫn sống sót và đang tiếp tục nhìn thấy thành công.

 

4. George Lucas đã bán Pixar

Pixar, studio đứng sau các tựa phim hoạt hình huyền thoại như Toy StoryCars, ban đầu được thành lập như một bộ phận của LucasFilm, công ty của George Lucas. Mặc dù hãng phim đã có ý định sản xuất công nghệ hình ảnh mới và mô phỏng hình ảnh bằng máy tính, nhưng nội bộ công ty lại có hứng thú hơn đến việc làm ra các bộ phim hoạt hình.

Lucas, người chủ khi đó không có hứng thú với các bộ phim hoạt hình và khi đứng trước cuộc khủng hoảng tiền mặt, đã quyết định bán Pixar cho người sáng lập Apple Steve Jobs với mức giá 5 triệu USD. Vào thời điểm đó, các bộ phim hoạt hình vẫn chưa hoạt động tốt và ít ai có thể đoán được những thay đổi lớn mà hoạt hình và đồ họa máy tính có thể mang lại cho ngành công nghiệp điện ảnh sau này. Xem xét chuỗi phim thành công liên tục mà Pixar tạo ra, chưa kể giá mua lại vào năm 2006 của Disney đã là 7,4 tỷ USD, thì 5 triệu USD mà Steve Jobs mua lại Pixar từ Lucas là một cái giá quá hời.

5. Masaru Ibuka bắt đầu với nồi cơm điện

5 sai lầm nực cười nhất của những tỷ phú thành công như một bài học cho những người mới khởi nghiệp - Ảnh 3.

Masaru Ibuka

 

Đầu sự nghiệp, Masaru Ibuka, người đồng sáng lập Sony đã sử dụng nhà máy của mình để tạo ra một chiếc nồi cơm điện nhằm phục vụ cuộc sống hàng ngày cho người Nhật. Về lý thuyết, ý tưởng này có vẻ khá tốt, vì người Nhật đang ăn nhiều gạo và cần một thiết bị thuận tiện để nấu nó. Nhưng thật không may, nồi cơm điện của Ibuka thực sự quá tệ, và mặc dù liên tục mày mò cố gắng cải thiện thiết kế, nhưng đó vẫn là một thất bại lớn.

Trước "quả bom" sản phẩm đó, Ibuka đã bỏ lại khát vọng của mình để bắt đầu một cửa hàng điện tử trong một khu bách hóa ở Tokyo với một số ít nhân viên. Sau đó, cùng với đối tác Akio Morita, công ty đã tạo ra máy ghi âm đầu tiên của Nhật Bản và Sony bắt đầu phát triển mạnh mẽ.

Vậy, đối với những người mới khởi nghiệp, hãy nhìn vào những ví dụ trên của những tỷ phú nổi tiếng thế giới. Những sai lầm của họ có vẻ lớn hơn nhiều so với bạn, nhưng tại sao họ vẫn có thể thành công đến bây giờ? Một bài học mà bạn nên nhận ra là: Luôn luôn có ích khi nhìn vào sai lầm của người khác, đặc biệt nếu họ đã thành công bất chấp những sai lầm đó.

Chắc chắn một điều rằng bạn không thể thay đổi quá khứ. Nhưng những gì đã xảy ra có thể giúp thông báo cho bạn về tương lai. Bằng cách dành thời gian để đánh giá những gì bạn đã làm sai và bạn có thể làm những điều khác biệt ở chỗ nào, bạn sẽ tránh được những sai lầm tương tự vào lần tới.

Sai lầm là một phần tự nhiên của quá trình phát triển trong cả sự nghiệp và cuộc sống của bạn. Sai lầm giúp bạn biết khiêm tốn, giúp bạn biết phấn đấu, giúp bạn tiến bộ và trở nên tốt hơn mỗi ngày. Sự khiêm tốn này sẽ giúp bạn có mối quan hệ với người khác tốt hơn, và nó cũng sẽ giúp bạn tiếp tục tìm kiếm và học hỏi mỗi ngày. Có một sự an ủi ở đây mà chúng ta có thể nhận thấy là chúng ta không đơn độc khi phạm sai lầm, không ai có thể hoàn hảo 100% kể cả những tỷ phú thành công nhất hiện giờ, và rằng luôn có điều gì đó chúng ta có thể học hỏi.

 

Lấy cảm hứng và kiến ​​thức từ những sai lầm kinh doanh và lãnh đạo mang tính bước ngoặt của những vĩ nhân này và đừng quá suy sụp khi bạn mắc sai lầm, bởi bạn chắc chắn có thể tạo ra một vài thứ của riêng mình.

Theo Trijng Thơm/Nhịp sống kinh tế/Entrepreneur
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm