Doanh nghiệp - Doanh nhân

Anh hùng thời chiến - Doanh nhân thành đạt trong thời bình

DNVN - Những ngày tháng 4 lịch sử, tôi được gặp ông Trương Đức Hai- Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tại cứ điểm Quán Ngang thuộc thôn Trúc Lâm, xã Gio Quang, huyện Gio Linh, Quảng Trị, được biết thêm nhiều kỷ niệm của ông thời chiến tranh và những việc làm đầy ý nghĩa của ông với quê hương, đồng đội trên vùng đất thép này.

Thú vui lạ của các tỷ phú / Eximbank: Những “kỷ lục bom tấn” trước đại hội cổ đông

Nhớ lại trận đánh cuối cùng

Chiến tranh đã lùi xa gần 50 năm, nhưng ông Trương Đức Hai vẫn còn nhớ như in trận đánh cuối cùng của đơn vị ông vào căn cứ Quán Ngang, ngày 2 tháng năm 1972. Khi đó ông xã đội trưởng xã Gio Sơn, đơn vị sau này được Nhà nước phong tặng Danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông cũng vinh dự được Nhà nước phong tặng Danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trận chiến đấu tuy giành được thắng lợi nhưng ông đã phải chứng kiến sự hy sinh của đồng đội mình quá lớn.

Nói đến đây ông vội gạt đi những giọt nước mắt đang tuôn dài trên khuôn mặt gầy gộc, có lẽ đó là một ký ức đau lòng. Qua lời kể của ông tôi dường như hiểu được nỗi trăn trở của một người chiến sĩ năm xưa nay đã qua tuổi lục tuần. Với mái tóc pha sương, nhưng vẫn muốn làm được gì đó cho những đồng đội của mình đã anh dũng hy sinh nằm lại trong lòng đất mẹ.

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trương Đức Hai

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trương Đức Hai

Căn cứ Quán Ngang cùng căn cứ Dốc Miếu, Cồn Tiên là 3 cứ điểm quan trọng nhất trên tuyến hàng rào điện tử M.Namara, tạo thành thế ba chân vững chăc trong hệ thống phòng ngự ở phía Đông Bắc Quảng Trị. Chính vì vậy mà quân đội Mỹ đã tập trung xây dựng căn cứ quân sự với quy mô lớn và hiện đại. Riêng đồn C1 đã có trên 30 công sự, lô cốt, kho đạn, bệ pháo, sân bay trực thăng và hàng rào kẽm gai dày đặc thành một khu vực phòng thủ mạnh, chống thâm nhập, đồng thời dựa vào lực lượng hỗn hợp Mỹ-VNCH đồn trú tại C1, chính quyền Sài Gòn bố trí thêm trung tâm hành chính, chi khu quân sự huyện Gio Linh và xây dựng khu tập trung, khu định cư gom hơn 10.000 nhân dân xã Gio Mỹ, Gio Lễ, Gio Hà, Gio An, Gio Sơn vào đây. Trong suốt 6 năm ác liệt (1967-1972) tại căn cứ Quán Ngang, hàng ngàn quả đạn pháo 105 ly, 155 ly, 175 ly đã gieo rắc cảnh chết chóc, đau thương cho nhiều thôn, xóm. Chúng phục kích, giết hại nhiều chiến sĩ quân Giải phóng, du kích, cơ sở của ta. Mặc dù đã được xếp hạng di tích nhưng đến nay vẫn không có một điều gì lưu giữ lại cột mốc lịch sử ngày 2 - 4 -1972, nơi diễn ra trận đánh lịch sử góp phần giải phóng hoàn toàn huyện Gio Linh, nơi đó còn có rất nhiều người con ưu tú đã anh dũng chiến đấu và họ đã vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ.

Là căn cứ có quy mô lớn của Mỹ và tập trung bộ máy đầu não của chính quyền VNCH, với hệ thống phòng ngự kiên cố, hiện đại nhất bấy giờ. Để giải phóng hoàn toàn khu căn cứ này và xoá sổ “Lá chắn thép”, “pháo đài bất khả xâm phạm” trên tuyến phòng ngự hàng rào điện tử M.Namara ở phía Đông Bắc, quân và dân Quán Ngang đã anh dũng chiến đấu trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước và kết thúc bằng trận đánh cuối cùng ngày 2/4/1972.

Sống trong gia đình có truyền thống cách mạng, cha là liệt sĩ chống Mỹ, chú là liệt sĩ trong thời kỳ chống Pháp, bà nội là mẹ việt nam anh hùng, tiếp nối truyền thống gia đình, lúc 16 tuổi ông đã tham gia Cách mạng và làm xã đội trưởng xã Gio Sơn, cũng là người bị thương nhiều trong các trận đánh, may mắn còn sống sót. Sau ngày 30/4/1975 đã có trên 120 chiến sĩ đã anh dũng ngã xuống trên mãnh đất Quán Ngang, đó có 4 đồng chí là huyện uỷ viên để dành lại thống nhất hoà bình cho quê hương.

Từ Anh hùng thời chiên đến Doanh nhân thời bình

Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, các dấu tích của cuộc chiến đã được khoả lấp một màu xanh của những ruộng lúa, sự vươn lên của của làng quê, đặc biệt hơn nữa là nơi trận đánh cuối cùng, nơi chiến sự xảy ra ác liệt năm xưa làm 120 chiến sỹ đã xuống vì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Bây giờ trở lại trên vùng đất chiến thuật Quán Ngang này trở thành khu công nghiệp sầm uất, nhiều nhà đầu tư đổ tiền của vào đây xây dựng nhà máy, lắp đặt thiết bị máy móc hiện đại như nhà máy chế biến gỗ MDF Quảng Trị, Nhà máy chế biến nông, lâm thủy sản xuất khẩu...giải quyết việc làm ổn định cho hàng ngàn lao động nông dân trong khu vực, trong tỉnh.

 

Sau 13 năm mắc bệnh nan y, vợ ông đã vĩnh viễn ra đi, để lại cho ông 4 đứa con thơ. Một mình với cảnh gà trống nuôi con, dù chưa đến tuổi nghỉ hưu nhưng do hoàn cảnh gia đình khó khăn nên ông Hai xin nghỉ việc sớm để lo cho các con ăn học. Nên năm 2000 sau khi về hưu ông đã mạnh dạn vay mượn lưng vốn của bạn bè, thành lập Công ty TNHH Xây dựng số 9 nhằm tạo thêm việc làm có thu nhập để nuôi con và điều kiện để làm được điều gì đó cho vùng quê nghèo của mình. Công ty của ông đã tạo được hàng chục việc làm cho người dân địa phương, cũng như góp phần vào ổn định kinh tế - xã hội tại mảnh đất thép này. Chúng tôi rão bước trên con đường đôi dẫn vào khu công nghiệp Quán Ngang, vừa đi Bác Hai vừa tâm sự: Sau khi kết thúc chiến tranh Trung ương đã chỉ đạo, vùng đất thép Quảng Trị phải huy động toàn dân tập trung cải tạo đồng ruộng, tăng gia sản xuất, thành lập các mô hình HTX nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Bác Hai là một trong những nhân tố đóng góp sức lực, trí tuệ để có được khu công nghiệp Quán Ngang hôm nay.

Cũng chính vì thế tâm nguyện của bác Hai cũng như cán bộ, nhân dân huyện Gio Linh muốn xây dựng ngay trên mảnh đất này Tượng đài tưởng niệm "Chiến thắng Quán Ngang" nhằm tri ân, tưởng nhớ đến các cán bộ, chiến sĩ và đồng bào đã anh dũng hi sinh nằm lại nơi vùng chiến thuật Quán Ngang này.

Hơn nữa đời người, đến nay đã gần 50 năm tuổi Đảng với những chiến công hiển hách trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông đã được cấp trên tặng thưởng 6 danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”, “Dũng sĩ ưu tú” và hàng chục huân, huy chương các loại cùng nhiều bằng khen, giấy khen khác. Phần thưởng cao quý nhất là Danh hiệu: Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân mà Đảng, Nhà nước đã dành tặng cho ông. Chính trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương đã sinh ra những người anh hùng như ông Trương Đức Hai. Để rồi ở thời bình ông vẫn không hề nghỉ ngơi ông chưa thể yên lòng với gia đình với quê hương vì điều kiện kinh tế chưa thể phát triển đúng tầm.

Căn cứ Quán Ngang xưa nay đã trở thành Khu công nghiệp sầm uất.

Căn cứ Quán Ngang xưa nay đã trở thành Khu công nghiệp sầm uất.

 

Tuy là một doanh nghiệp nhỏ, vừa nhưng mỗi năm ông đóng góp tiền của, cung ứng miễn phí 3000-4000 khối cát, sạn làm nhà. Khoan giếng, xây dựng các công trình dân dụng, phúc lợi cho bà con vùng khó khăn. Hỗ trợ, kêu gọi các nhà hảo tâm đến giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn, sửa lại nhà cửa, đường sá và các công trình công cộng sau bão lũ.

Đồng thời, sau bao năm với nỗi niềm ưu tư trĩu nặng ấy trong suốt mấy mươi năm sau hòa bình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Trương Đức Hai với ấp ủ ý tưởng xây dựng tại địa phận Quán Ngang một công trình để ghi dấu công lao của đồng đội cũng như làm nơi gặp gỡ, hội tụ để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Với sự đóng của của ông, của các tổ chức xã hội, dự kiến đến 27-7-2021 Bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Quán Ngang sẽ được khánh thành, đó là mong mỏi lớn nhất của người anh hùng 70 tuổi này.


Thu Nga
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm