Doanh nghiệp - Doanh nhân

Các khoản chi phí phát sinh gây khó khăn cho doanh nghiệp mùa COVID-19

Vừa mừng, vừa lo khi nhận đơn hàng, phát sinh thêm nhiều chi phí... là những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp đối diện trong mùa COVID-19.

Việt Nam có thêm startup tỷ USD trong lĩnh vực công nghệ / Vingroup bổ nhiệm ông Michael Lohscheller làm Tổng Giám đốc VinFast toàn cầu

Đến thời điểm hiện tại, nhu cầu các sản phẩm may mặc của các thị trường cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19 đã tăng trở lại, khiến đơn hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam dồi dào đến những tháng cuối năm.

Hơn 1 tháng nay, công nhân tại nhà máy của Tổng Công ty May 10 thường xuyên làm việc hết công suất để kịp tiến độ giao hàng. Đơn hàng dồi dào trở lại chưa kịp mừng, họ lại phải xoay xở nguyên vật liệu, phụ liệu may vì các doanh nghiệp cung ứng phía Nam phải thu hẹp sản xuất, giao nhận hàng đình trệ. Thêm vào đó, bài toán sắp xếp phân công nhân viên làm việc giãn cách cũng khiến họ đau đầu.

"Tính toán kế hoạch sản xuất để làm gọn đơn hàng, mã hàng, cứ xong từng đơn hàng là chúng tôi có thể xuất khẩu được. Cùng với đó, chúng tôi đẩy nhanh tiến độ sản xuất để hoàn thành trước kế hoạch từ 3 - 5 ngày để đề phòng việc vận chuyển nội địa đang bị chậm. Chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các công ty logistics để có kế hoạch đặt trước container và xe hàng", Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 Thân Đức Việt cho hay.

Chi phí đè doanh nghiệp mùa COVID-19 - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp dệt may kiến nghị sớm được tiêm vaccine cho công nhân để đảm bảo an toàn sản xuất. (Ảnh minh họa: TTXVN)

Không chỉ việc sắp xếp nhân công gặp khó, sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh cũng kém hiệu quả khiến nhiều chi phí phát sinh. Trung bình mỗi công nhân làm việc tại nhà máy sẽ phát sinh 100.000 đồng/ngày, bên cạnh đó là chi phí xét nghiệm, khử khuẩn.

"Các lái xe của chúng tôi cứ 2-3 ngày phải xét nghiệm test COVID-19 một lần. Một số địa phương chấp nhận kết quả xét nhanh, một số lại yêu cầu kết quả PCR. Vì vậy công tác vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, giá cước logistics tăng, nguồn cung container khan hiếm", Tổng Giám đốc Prosport Phan Chính Quý chia sẻ.

Trước yêu cầu giãn cách nhưng vẫn phải đảm bảo tiến độ giao hàng, cũng như mục tiêu phục hồi xuất khẩu dệt may, các doanh nghiệp trong ngành kiến nghị sớm được tiêm vaccine cho công nhân để đảm bảo an toàn sản xuất, bên cạnh đó là giảm lãi suất các khoản vay sẵn có và đề xuất các địa phương không tăng giá thuê đất để hỗ trợ doanh nghiệp phần nào những khó khăn cấp bách hiện nay.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm