Doanh nghiệp - Doanh nhân

CEO Vietravel: Chia sẻ kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng

Không ngừng học hỏi, đổi mới là phương châm của doanh nghiệp này để vượt qua khủng hoảng.

Từ nhân viên Pizzahut tới nhà đồng sáng lập startup trị giá 4 tỷ USD / Yếu tố đơn giản quyết định một startup thành công hay thất bại

Năm 1995, doanh nhân Nguyễn Quốc Kỳ cùng đội ngũ của mình thành lập nên công ty du lịch nhỏ có tên Vietravel. Khởi đầu từ giai đoạn đổi mới của đất nước, trải qua biến động từ khủng hoảng tài chính châu Á 1997, dịch Sars năm 2002 cho tới mới đây là khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, hiện Vietravel là doanh nghiệp đứng đầu ngành du lịch lữ hành tại Việt Nam.

Trong khủng hoảng không có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ

Chia sẻ về kinh nghiệm vượt qua khủng hoảng trong chương trình Café Khởi nghiệp, nhà sáng lập kiêm CEO Nguyễn Quốc Kỳ cho biết với mỗi loại khủng hoảng mình cần phân tích đánh giá, giải quyết trên cơ sở thực tế của thị trường.

"Bài học lớn nhất trong tất cả cuộc khủng hoảng là không có doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ. Những gì định sẵn trên thị trường đều được xóa bàn làm lại. Doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhỏ sau cuộc khủng hoảng đều trên vạch xuất phát như nhau hết. Lúc đó ai chạy nhanh sẽ lấy thị trường lại", doanh nhân này cho biết.

Theo ông Kỳ, lúc khủng hoảng Vietravel cũng như bất kỳ doanh nghiệp nào khác, không có gì hơn, đều có tác động, bị tiêu cực và nhiều thứ khác. Nhưng cách Vietravel ứng biến là tập trung giải quyết nội bộ, giải quyết khâu sản phẩm, tổ chức hệ thống bán, khâu thị trường, tâm lý khách hàng. CEO này nhận thấy dù trong khủng hoảng nhưng nhu cầu thị trường vẫn luôn có, mặc dù không cao. Nhu cầu này nén từ từ lại, đến một độ nào đó nếu doanh nghiệp đón được thì sẽ bật lên, vượt lên.

Thông thường trong khủng hoảng doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, nhưng CEO Kỳ tự tin khẳng định Vietravel thì ngược lại.

"Trong khủng hoảng Vietravel lại vượt lên. Qua mỗi cuộc khủng hoảng chúng tôi sẽ vượt lên ở mức mới", ông Kỳ chia sẻ. Bằng chứng là từ con số chỉ 7 nhân sự và mức vốn 6 triệu đồng năm 1995, sau năm 1997, Vietravel vượt lên chiếm được thị trường Việt và Nhật. Sau giai đoạn 2001-2002, công ty này vượt hẳn lên chiếm được toàn bộ khách đi nội địa và outbound và từng bước phát triển inbound. Giai đoạn 2008-2012, CEO Vietravel cho biết công ty không chỉ phát triển thị trường trong nước mà còn phát triển rộng ra các địa phương, hệ thống bán và cả nước ngoài nữa. Mỗi giai đoạn đánh dấu một mốc phát triển của Vietravel vượt lên chính mình.

 

CEO Vietravel: Trong khủng hoảng, những gì định sẵn thị trường đều được xóa bàn làm lại - Ảnh 1.

Bí quyết vượt qua khủng hoảng

Các tác giả nổi tiếng trên thế giới như Stepen Covey đều thống nhất rằng khi đương đầu với khủng hoảng, khả năng tập trung có thể làm nên mọi khác biệt giữa thành công và thất bại. Bạn không thể hoàn thành mọi thứ, nhưng bạn có thể kiên trì hoàn thành một vài thứ quan trọng nhất.

Để doanh nghiệp hay cá nhân nào tập trung, Brian Tracy đã đề xuất một nguyên tắc rằng mỗi phút dành cho việc lên kế hoạch sẽ tiết kiệm được 10 phút thực hiện công việc.Thời gian dành ra để suy nghĩ về những gì sẽ làm trước khi bắt tay vào thực hiện sẽ giúp bạn tập trung vào hoạt động có thể mang lại kết quả khả quan nhất cho bạn và doanh nghiệp của bạn.

Tác giả nổi tiếng này đề xuất 4 bước để vượt qua khủng hoảng gồm:

Suy nghĩ trên giấy

 

Để giữ cho bạn luôn tập trung vào mục tiêu ưu tiên của mình, đây là những bước cần làm: trước tiên, hãy suy nghĩ trên giấy. Viết những thứ quan trọng ra giấy để bạn có thể kiểm soát được tình hình trong giai đoạn nguy cấp hay khủng hoảng. Trước khi hành động, hãy lên danh sách những gì bạn phải làm để giải quyết vấn đề và vượt qua khủng hoảng.

Và khi đối mặt với vấn đề hay tình huống phức tạp, cách phân tích, giải quyết đơn giản và trực tiếp nhất thường là cách làm đúng nhất.

Lập danh sách

Đầu ngày, hãy lập danh sách những việc bạn cần làm trong ngày. Xem qua danh sách đó và đánh dấu bảy việc quan trọng nhất. Tự hỏi bản thân,"Nếu tôi chỉ có thể làm một việc trong danh sách này ngày hôm nay, tôi sẽ làm việc gì?"Đánh số "1" ở bên cạnh công việc hay nhiệm vụ đó. Lặp lại việc đó đến khi bạn đánh dấu được đủ bảy đầu việc chính cần làm.

Phân loại công việc của bạn

 

Để tập trung vào những việc được ưu tiên trong thời kỳ khủng hoảng, hãy sử dụng phương pháp phân loại. Hãy tập trung vào những vấn đề bạn cần giải quyết ngay và phớt lờ những vấn đề bạn không thể giải quyết. Đừnglãng phí thời gian vào những trường hợp mà dù có bạn hay không, vấn đề vẫn sẽ được giải quyết. Thay vào đó, bạn cần tập trung ngay vào những vấn đề rất cần đến sựđóng góp của bạn để cứu vãn tình thế.

Điều gì là quan trọng?

Trong lúc đương đầu với khủng hoảng, hãy luôn tự hỏi: Điều gì là quan trọng trong tình huống này? Trong tất cả những gì có thể làm, nếu tôi chỉ làm một điều, mọi việc sẽ như thế nào? Tình huống này cần đến điều gì mà chỉ tôi mới có thể đáp ứng được?

Hai câu hỏi hữu ích nhất để bạn giữ đúng lộ trình là: "Điều gì mà chỉ có tôi mới có thể làm và nếu làm tốt điều đó, tôi có thể tạo ra thay đổi thực sự hay không?"và "Đâu là việc hữu ích nhất mà tôi đang làm?"

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo