Acecook Việt Nam: Mì Hảo Hảo tôm chua cay nội địa không chứa chất Ethylene oxide
VNG dự kiến lợi nhuận sau thuế âm 619 tỷ đồng / Vì sao Tân Cảng Cát Lái tạm ngưng nhận hàng hoá của doanh nghiệp?
Trong thông cáo phát đi chiều 12/9, Công ty Cổ phần Acecook Việt Nam cho biết, sau khi có thông tin về việc sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo và miến Good của công ty bị cảnh báo và thu hồi tại một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) do nhiễm chất Ethylene oxide (EO) vượt ngưỡng quy định, họ đã chủ động lấy mẫu một số sản phẩm tiêu thụ nội địa và xuất khẩu gửi đi kiểm nghiệm tại Trung tâm phân tích Eurofins - một tập đoàn khoa học hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thử nghiệm thực phẩm. Eurofins có mạng lưới hơn 1.000 công ty độc lập tại hơn 50 quốc gia và vận hành hơn 900 phòng thí nghiệm trên thế giới.
Kết quả kiểm nghiệm của họ cho thấy, mỳ Hảo Hảo tôm chua cay nội địa không có chất EO (với phép thử có giới hạn phát hiện là 0,003 mg/kg), nhưng có một lượng nhỏ 2-chloroetanol (2- CE, chất chuyển hoá từ EO) với hàm lượng 1,17 mg/kg. Acecook Việt Nam cho biết, hàm lượng 2-CE trong mỳ Hảo Hảo tôm chua cay thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn của Mỹ, Canada (940 mg/kg) và một số quốc gia khác.
“Từ đó, mỳ Hảo Hảo tôm chua cay bán tại thị trường trong nước hoàn toàn đạt tiêu chuẩn theo quy định pháp luật Việt Nam, đảm bảo an toàn sức khoẻ người tiêu dùng”, phía Acecook Việt Nam cho biết.
Acecook khẳng định mì Hảo Hảo tôm chua cay bán ở Việt Nam không có chất Ethylene oxide.
Lý giải về sản phẩm xuất khẩu bị thu hồi tại EU, Acecook Việt Nam cho biết sau khi tìm hiểu thì hãng khẳng định việc thu hồi xuất phát từ sự hiện diện của chất 2-CE, với mỳ Hảo Hảo tôm chua cay là 0,62 mg/kg và miến Good là 5,98 mg/kg - đây là hai sản phẩm bị một số nước EU cảnh báo yêu cầu thu hồi một số lô gần đây.
“Do quy định có tính đặc thù riêng của EU về cách tính hàm lượng của EO là giá trị gộp của cả EO và 2-CE, nên sự có mặt của chất 2-CE được EU nhận định là không phù hợp với quy định của EU. Cũng vì điều này nên 2 lô sản phẩm: miến Good hương vị sườn heo, loại 56gr, ngày sản xuất 10/5/2021 và mì Hảo Hảo tôm chua cay, loại 77gr, ngày sản xuất 24/3/2021 bị thu hồi tại EU”, đại diện Acecook Việt Nam giải thích.
Bên cạnh đó, Acecook Việt Nam cũng cho biết nguyên nhân xuất hiện 2-CE trong sản phẩm theo bước đầu xác minh là đã có nhà cung cấp sử dụng EO để khử khuẩn trong một số nguyên liệu. Ngoài ra, kết quả phân tích nguyên liệu của nhà cung cấp cũng phát hiện một ít 2-CE.
“Do vậy, chúng tôi cho rằng đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc EU nhận định không phù hợp theo quy định của EU. Tuy nhiên, chúng tôi cần thêm thời gian để xác minh đầy đủ, nghiên cứu triệt để nhằm làm rõ nguyên nhân và cập nhật trên website chính thức của Công ty Acecook Việt Nam khi có thông tin thêm”, Acecook thông tin thêm.
Sản phẩm mì ăn liền Hảo Hảo và miến Good củaAcecook Việt Nambị cảnh báo và thu hồi tại một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).
Mặt khác, Acecook Việt Nam cũng hứa nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của nhà sản xuất và phối hợp với nhà phân phối để thu hồi theo yêu cầu của cơ quan quản lý tại quốc gia xảy ra vụ việc. Trước mặt Acecook Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu vào thị trường EU, đồng thời làm việc với nhà phân phối để ngưng xuất hàng ra thị trường với những sản phẩm còn chưa đạt tiêu chuẩn EU về chất 2-CE này.
Hiện nay, để tiếp tục nâng cao chất lượng, đảm bảo tính an toàn của sản phẩm và tăng cường cơ chế quản lý EO, Acecook Việt Nam đã khẩn trương yêu cầu mạnh mẽ tất cả các nhà cung cấp phải cam kết tuyệt đối không được sử dụng EO để khử khuẩn.
Acecook Việt Nam cam kết sẽ siết chặt hơn nữa việc kiểm soát nguyên liệu, quy trình sản xuất, quy trình phân phối sản phẩm cả trong và ngoài nước để không xảy ra sự cố đáng tiếc tương tự.
Cũng theo đại diện của Bộ Công Thương, Bộ Công Thương đã rà soát lại các kết quả kiểm tra, hậu kiểm tra đã tiến hành từ giai đoạn 2019 đến nay đối với các sản phẩm tương tự của Acecook Việt Nam. Kết quả kiểm tra ban đầu cho thấy, Công ty Cổ Phần Acecook Việt Nam chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm.
Trong bài trả lời phỏng vấn riêng với Doanh nghiệp Việt Nam hôm 30/8/2021, Tiến sĩ ngành Y sinh Lê Đức Dũng (từ Wuerzburg, CHLB Đức) cho rằng: "Nếu theo tiêu chuẩn EU thì có nghĩa là sản phẩm tuyệt đối không được chứa Ethylene oxide, tức là Acecook đã vi phạm và không theo các quy định rất chặt chẽ của EU. Trong khi Ethylene oxide không bị cấm ở Việt Nam thì Acecook sản xuất sản phẩm không chứa Ethylene oxide. Do đógiải thích sản phẩm mì ở thị trường nội địa không có chất EO là không đúng và thiếu logic cả về khoa học, quy định và kinh tế.Tôi nghĩ Acecook nên thẳng thắn và kiểm tra lại các lô hàng xuất khẩu, nội địa để thông báo rõ ràng những lô hàng cụ thể nào có chứa Ethylene oxide, và lô hàng nào không chứa.
Cũng theo Tiến sĩ Lê Đức Dũng, mỗi thị trường đều có quy định riêng về an toàn chất lượng của mình, về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU thì có lẽ là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất, bên cạnh Nhật và Mỹ. Tôi có đọc bản đề nghị về Ethylene oxide của hội đồng khoa học EU năm 2012, thì mọi ý kiến và đề nghị của hội đồng khoa học đều dựa trên các chứng cứ khoa học trong rất nhiều nghiên cứu trên động vật và người được tiến hành trong thời gian dài hàng chục năm.
End of content
Không có tin nào tiếp theo