Doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm tới các cơ hội đầu tư tại Việt Nam
Apple bán 80 triệu iPhone trong qúy IV năm 2020 / Bình Dương: Khám xét loạt cây xăng của Công ty Vân Trúc do nghi vấn liên quan đến đường dây xăng giả
Thương vụ - Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ mới đây đã phối hợp Liên đoàn các Phòng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ (ASSOCHAM) khu vực phía Bắc tổ chức Diễn đàn kinh doanh Việt Nam - Ấn Độ tại thành phố Chandigarh, thủ phủ của hai bang miền Bắc Punjab và Haryana của Ấn Độ.
Phát biểu tại Hội nghị, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu nêu ra 10 lý do để kêu gọi các doanh nghiệp Ấn Độ tăng cường đầu tư tại Việt Nam. Đó là vị trí chiến lược của Việt Nam nằm ở trung tâm Đông Nam Á, bờ biển dài và gần nhiều đường vận tải quốc tế. Việt Nam đã tham gia 14 Hiệp định thương mại tự do (FTA) với hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trong đó có các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA…
Ngoài ra, chỉ số thuận lợi trong kinh doanh của Việt Nam được cải thiện qua từng năm, năm 2020 đứng thứ 70/190 theo đánh giá của WB; chính sách thu hút đầu tư rộng mở với hầu hết lĩnh vực cho phép đầu tư FDI với các ưu đãi cụ thể về thuế, giá thuê đất và sự vào cuộc của chính quyền các cấp. Tăng trưởng GDP ổn định ở mức cao; dân số trẻ với tầng lớp trung lưu đang tăng… Việc chọn thành phố Haryana để tổ chức sự kiện xúc tiến quảng bá trực tiếp đầu tiên của Việt Nam kể từ sau khi Ấn Độ nới lỏng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội là nhằm hướng tới cộng đồng doanh nghiệp tại khu vực phía Bắc Ấn Độ nhiều tiềm năng hợp tác.
Đại diện các doanh nghiệp và hiệp hội Ấn Độ tham gia hội nghị bày tỏ ngưỡng mộ với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Phía Ấn Độ cho rằng Việt Nam là một trong những điểm đến của các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc tiếp tục diễn ra và cũng nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng.
Các lĩnh vực mà các doanh nghiệp ở các bang Punjab, Haryana nói chung và thành phố Chandigarh quan tâm hợp tác với Việt Nam là nông nghiệp chế biến, công nghệ thông tin, dược phẩm, dệt may và phụ tùng ô tô.
Các doanh nghiệp tham gia hội nghị cũng đặt nhiều câu hỏi cho về các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, những lĩnh vực được khuyến khích đầu tư, khả năng tiến hành hợp tác đầu tư. Ngoài ra còn một số câu hỏi về kinh nghiệm chống dịch của Việt Nam và thời điểm Việt Nam mở cửa toàn bộ nền kinh tế như trước khi xảy ra đại dịch Covid-19.
End of content
Không có tin nào tiếp theo