Doanh nghiệp công nghệ lớn bị tác động trực tiếp bởi thỏa thuận thuế mới
Tháng 10: Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động tăng gần 30% / Hơn 7.000 lao động Viettel phải tạm ngừng việc do dịch bệnh
Hội nghị thượng đỉnh nhóm G20 kết thúc cách đây 2 ngày đã đạt được thỏa thuận về mức thuế tối thiểu đối với các tập đoàn đa quốc gia. Thỏa thuận này tới nay đã thu hút được hơn 130 nước tham gia, dự kiến có hiệu lực vào 2023.
Thỏa thuận mới của G20 sẽ tác động trực tiếp tới các doanh nghiệp lớn của Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ như Google, Amazon, Facebook, Microsoft hay Apple. Đây đều là các doanh nghiệp có doanh thu trên 890 triệu USD/năm (mức doanh thu bắt đầu bị áp mức thuế tối thiểu 15%).
Thỏa thuận cũng được kỳ vọng tạo ra sự cạnh tranh công bằng hơn giữa các nước, đồng thời giảm dần ảnh hưởng của những điểm đến vốn được cho là thiên đường thuế đối với các tập đoàn đa quốc gia.
Theo thống kê, có tới 35 nước tham gia thỏa thuận lần này trước kia có mức thuế doanh nghiệp thấp hơn 15%. Hiện có hơn 130 nước đồng ý với thỏa thuận, chiếm tới 90% GDP toàn cầu. Số doanh nghiệp thuộc diện phải chịu mức thuế tối thiểu mới vào khoảng gần 10 ngàn.
Vì thế, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD), thỏa thuận có thể mang về cho các nền kinh tế trên toàn cầu mức thuế thu được tối thiểu là 150 tỷ USD/năm. Điểm đặc biệt, thỏa thuận còn cho phép các quốc gia có quyền đánh thuế thêm sau mức 15%, tùy vào tình hình thực tế.
Bằng việc áp thuế tối thiểu toàn cầu, hệ thống mới sẽ giúp chuyển tiền thuế về các nước, nơi hàng hóa hay dịch vụ được bán, thay vì chỉ thu ở các nước, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở như trước đây.
Nói nôm na là Mỹ sẽ thu được ít tiền thuế hơn từ Google, Apple, nhưng lại có thể thu thêm được rất nhiều tiền thuế trên các mặt hàng mà Samsung hay Toyota bán tại nước này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Thỏa thuận thuế doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu được hy vọng sẽ hạn chế hiện tượng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là các tập đoàn công nghệ (ảnh minh họa). Ảnh: Getty