Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp 'đại bàng' giúp làm lớn công nghiệp chế biến, chế tạo

Công nghiệp chế biến chế tạo được ghi nhận đã vượt qua khó khăn trong năm 2020 và tiếp tục vươn lên mạnh mẽ. Nhất là tạo cơ sở hình thành một số tập đoàn công nghiệp tư nhân có quy mô lớn, được ví như doanh nghiệp “đại bàng” có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

10 công ty có môi trường làm việc tốt nhất dành cho phụ nữ năm 2020 / EVN thông tin về phát triển điện mặt trời mái nhà sau ngày 31/12/2020

Cuối tháng 12/2020, tại tỉnh Bình Phước đã khánh thành tổ hợp nhà máy CPV Food Việt Nam với số vốn đầu tư ban đầu 250 triệu USD. Đây được cho là tổ hợp nhà máy chế biến thịt gà có quy mô lớn nhất Đông Nam Á.

Triển vọng chế biến ngành chăn nuôi

Tổ hợp này được kỳ vọng sẽ cung cấp sản phẩm thịt gà chất lượng cao, an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (XK) sang Nhật Bản (chiếm tỷ trọng 45%), châu Âu (35%), châu Á (10%) và Trung Đông (10%).

HINH-2532-1609408009.jpg

Công nghiệp chế biến chế tạotiếp tục vươn lên mạnh mẽ, tạo cơ sở hình thành một số tập đoàn công nghiệp tư nhân có quy mô lớn.

Trong giai đoạn 1 của tổ hợp có quy mô 50 triệu con gà thịt/năm, đến giai đoạn 2 bắt đầu từ năm 2023 với công suất 100 triệu con/năm. Mục tiêu trong năm 2021 từ tổ hợp nhà máy chế biến thịt gà sẽ xuất khẩu (XK) sang Hong Kong, Lào, Cambodia, Mynamar, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Philippines, Sri Lanka, Mông Cổ, Trung Đông.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường, với công suất thiết kế 100 triệu con gà thịt/năm (sau năm 2023), chiếm khoảng 20% tổng lượng gà cả nước, CPV Food Bình Phước đi vào vận hành sẽ đưa Việt Nam vào nhóm các quốc gia sản xuất thực phẩm từ gia cầm lớn trên thế giới, giúp thúc đẩy mạnh sự phát triển ngành chăn nuôi trong nước.

Để XK thịt gà có thể bật tăng trong năm 2021 thì trong chiến lược và chiều hướng phát triển của ngành chăn nuôi gà trong nước cần những tổ hợp nhà máy chế biến tầm cỡ như vậy. Tức là thiết kế quy mô doanh nghiệp lớn, được ví như “đại bàng”, chịu trách nhiệm nhiều khâu trong chuỗi giá trị với các hộ chăn nuôi là những đối tác vệ tinh.

Nhắc thêm về phát triển công nghiệp chế biến trong ngành chăn nuôi thì có thể kể tỉnh Đồng Nai - thủ phủ chăn nuôi của cả nước với nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư.

Hiện nay tỉnh này đã thu hút được nhiều tập đoàn lớn đầu tư vào ngành chế biến thịt tươi cũng như các sản phẩm khác từ thịt gia súc, gia cầm. Điển hình như Công ty TNHH Koyu & Unitek (Khu công nghiệp Loteco, TP.Biên Hòa) Sản xuất thịt gà để XK. DN này đã xuất khẩu thịt gà chế biến vào thị trường Nhật Bản với số lượng khoảng 200 tấn/tháng.

 

Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 22 DN chế biến thực phẩm từ thịt động vật trên cạn. Trung bình mỗi năm, các DN này chế biến, cung cấp ra thị trường khoảng 30 ngàn tấn thành phẩm, tương đương với khoảng 45 ngàn tấn nguyên liệu tươi.

Nhất là ở Đồng Nai đang có nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đang đẩy mạnh đầu tư các nhà máy chế biến thịt hiện đại, đạt chuẩn quốc tế với tham vọng không chỉ chiếm lĩnh được thị trường nội địa mà còn bắt đầu có sản phẩm xuất khẩu đi các nước, trong đó có cả những thị trường khó tính như Nhật Bản.

Tạo sức cạnh tranh lớn trên thị trường

Nhắc đến lĩnh vực chế biến trong ngành chăn nuôi là bởi đây là lĩnh vực đầy tiềm năng có thể đóng góp lớn cho công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam trong thời gian tới với vai trò quan trọng của các tập đoàn lớn.

Trong nhận định mới đây, Bộ Công Thương cho biết, công nghiệp chế biến chế tạo vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn lên mạnh mẽ, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế cả nước.

 

Theo đó, tỷ trọng hàng hóa XK qua chế biến trong tổng giá trị XK tăng từ 65% năm 2016 lên 85% năm 2020. Tỷ trọng giá trị XK sản phẩm công nghệ cao tăng từ 22,9% năm 2016 lên 50% năm 2020.

Một trong những nhận định đáng chú ý của Bộ Công Thương khi cho rằng “cơ cấu sản phẩm có sự dịch chuyển tích cực khi tỷ trọng sản phẩm công nghệ cao và vừa của Việt Nam đã tăng lên đáng kể, tạo cơ sở hình thành một số tập đoàn công nghiệp tư nhân có quy mô lớn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế”.

Điều này có thấy trường hợp điển hình như CTCP ô tô Trường Hải (Thaco) thời gian gần đây đã thực hiện chiến lược tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. DN này được xem là “cánh chim đầu đàn” của khối nội trong công nghiệp chế chế tạo, với nhiều nỗ lực nghiên cứu phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường trong những năm qua, đã XK xe bus, xe tải, xe du lịch, sơmi rơmoóc và các linh kiện ô tô sang Thái Lan, Philippines, Campuchia, Singapore, Myanmar, Nhật Bản, Mỹ…

Thời gian tới, với việc nâng lên tầm cao mới trong công nghiệp chế biến, Thaco cho biết sẽ gia tăng sản lượng XK sang các thị trường hiện hữu và tiếp tục khảo sát, thâm nhập vào các thị trường mới và phát triển hệ thống phân phối tại các nước nhập khẩu.

Nhìn vào khả năng đầu tư lớn mạnh của các tập đoàn tư nhân được ví như DN “đại bàng” giúp làm lớn công nghiệp chế biến, chế tạo ở Việt Nam và những hiệu quả mang lại như hiện tại thì có thể thấy những nhận định của Bộ Công Thương là hoàn toàn có cơ sở.

 

Chính vì vậy, trong năm 2020, mặc dù kinh tế thế giới và khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19, song sản xuất công nghiệp của Việt Nam vẫn được duy trì và khởi sắc, đạt mức tăng trưởng dương.

Cần ghi nhận là năm 2020, ngành công nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19, nhưng IIP cả năm được cho tăng khoảng 4%. Tính chung cả giai đoạn 2016-2020, chỉ số IIP của toàn ngành công nghiệp bình quân tăng 8,1%, cao hơn giai đoạn 2011-2015 (7,3%).

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm