Doanh nghiệp - Doanh nhân

Doanh nghiệp Việt định vị chỗ đứng trên thị trường thương mại điện tử

Doanh nghiệp Việt ngày càng định vị vị trí trên thị trường thương mại điện tử xuyên biên giới, tuy nhiên, để gia tăng xuất khẩu, cần khắc phục nhiều điểm yếu cố hữu.

Doanh nghiệp phản hồi về việc áp dụng giá sàn trong xuất khẩu gạo / Viettel và khát vọng trở thành tập đoàn công nghiệp công nghệ cao toàn cầu

Nhiều doanh nghiệp đạt doanh thu triệu USD

Phát triển thương mại điện tử được xem là trụ cột chính để phát triển nền kinh tế số. Việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đã và đang trở thành một phương thức kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp. Về vấn đề này, ôngTạ Hoàng Linh,Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công thương) khẳng định thêm, thương mại điện tử xuyên biên giới đang ngày càng bùng nổ mạnh mẽ, tăng trưởng thần tốcvà trở thànhmột trong những ưu tiên hàng đầu, nhân tố cốt lõi của nền kinh tế toàn cầu và là xu hướng tất yếu mà không một quốc gia nào có thể đứng ngoài cuộc.

Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, cùng với cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, việc tham gia vào hệ thống xuất khẩu, nhập khẩu trực tuyến, các kênh thương mại điệntử xuyên biên giới là giải pháp hữu hiệu, mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam đưa thương hiệu hàng Việt đến tay người tiêu dùng nhiều thị trường trên thế giới.

Doanh nghiệp Việt định vị chỗ đứng trên thị trường thương mại điện tử - Ảnh 2.

Việt Nam là thị trường tăng trưởng nhanh nhất của Amazon Global Selling.

Còn theo báo cáo mới công bố của hãng tư vấn Access Partnership (Anh), xuất khẩu online ngành bán lẻ của Việt Nam ước đạt 296,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2027. Vì vậy, giới chuyên gia coi đây là thời điểm vàng cho doanh nghiệp xuất khẩu qua các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt đã và đang ngày càng định vị rõ nét, khẳng định vị trí của mình trên thị trường thương mại điện tử. Và đã có hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ phía Việt Nam gia nhập cuộc chơi xuất khẩu online từ nhiều năm nay và mang về kết quả tích cực thông qua các sàn TMĐT xuyên biên giới như Amazon, Alibaba…

Đơn cử, thống kê mới công bố của Amazon Global Selling cho thấy, số lượng sản phẩm do doanh nghiệp Việt Nam bán ra trên Amazon tăng hơn 300% trong 5 năm qua. Hàng nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện đang xuất khẩu thông qua Amazon, với số lượng doanh nghiệp đạt doanh thu hàng năm trên 1 triệu USD, tăng vọt gần gấp 10 lần.

Thông qua nền tảng của Amazon, hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiếp cận trực tuyến với hơn 2 tỷ người mỗi năm ở các thị trường khu vực Bắc Mỹ, châu Âu và rất nhiều quốc gia khác như Australia, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ...

Vượt qua rào cản để bứt phá

 

Thực tế cho thấy, hiện mức độ tham gia xuất khẩu qua thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế khi phần lớn doanh nghiệp chủ yếu gia công theo đơn hàng và mẫu mã của các nhà phân phối nước ngoài. Đa số các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, chưa đủ năng lực xây dựng thương hiệu, sức chống chịu kém trước các biến động bất ngờ và liên tục từ thị trường.

Theo ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Trung tâm phát triểnThương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công thương), kim ngạch xuất khẩu năm 2023 cả nước ước đạt hơn 354,5 tỷ USD nhưng trong đó kim ngạch xuất khẩu qua sàn thương mại điện tử chỉ chiếm khoảng 5 - 6 tỷ USD. Đâylà còn số khiêm tốn.

Theo các chuyên gia, để tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trên thị trường thương mại điện tử, doanh nghiệp cần đầu tư nâng cao năng lực vận hành bằng cách tự sáng tạo, thiết kế sản phẩm, hạn chế gia công nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định của thị trường tiêu dùng quốc tế.

Bên cạnh đó, để thành công trong thị trường cạnh tranh thương mại điện tử, các doanh nghiệp cần phải có một chiến lược rõ ràng và hiệu quả, bao gồm việc sử dụng các công cụ marketing hiện đại và phù hợp để thu hút và giữ chân khách hàng.Các công cụ này có thể bao gồm các chiến dịch quảng cáo trên mạng xã hội, e-marketing, website chuyên nghiệp…Bằng cách tận dụng các công cụ này một cách thông minh, các doanh nghiệp có thể tạo ra sự chú ý đến sản phẩm và dịch vụ của mình trên thị trường quốc tế, từ đó tăng cơ hội bán hàng và mở rộng doanh số.

Chia sẻ kinh nghiệm dưới góc độ doanh nghiệp, ông Phan Văn Hiệu, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dược Mỹ phẩm CVI nhấn mạnh, muốn xuất khẩu thành công trên các sàn thương mại điện tử doanh nghiệp phải đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên liệu, công nghệ, bao bì, đóng gói và đánh giá người dùng. doanh nghiệp Việt không thể tập trung cạnh tranh về giá hay quy mô sản xuất mà phải tập trung vào câu chuyện thương hiệu, thế mạnh về sản vật đặc trưng. Vì khách hàng quốc tế hiện quan tâm nhiều về yếu tố cộng đồng văn hoá bản địa tạo ra chính sản phẩm đó đặc biệt ra sao và việc bán sản phẩm này tác động ra sao tới đời sống của họ. Đồng thời, các doanh nghiệp phải không ngừng nỗ lực trong việc nghiên cứu sản phẩm phù hợp thị hiếu tiêu dùng.

 

Doanh nghiệp Việt định vị chỗ đứng trên thị trường thương mại điện tử - Ảnh 4.

Doanh nghiệp Việt Nam đang chú trọng tận dụng cơ hội từ thương mại điện tử xuyên biên giới.

Còn theo ông Gijae Seong, Giám đốc điều hành Amazon Global Selling Việt Nam, các doanh nghiệp cần tăng tốc mở rộng kinh doanh toàn cầu, chủ động vươn ra toàn cầu và sẵn sàng đa dạng hóa danh mục sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng quốc tế; tăng cường xây dựng thương hiệu. Đầu tư xây dựng thương hiệu quốc tế mạnh mẽ là một bước đi chiến lược; Hiểu rõ tầm quan trọng của logistics trong tăng trưởng toàn cầu và sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ để tinh giản khâu vận hành kinh doanh; Tập trung vào cải tiến sản phẩm, và làm thông suốt quá trình xuất khẩu trực tuyến để hướng đến nấc thang tăng trưởng cao hơn; Lấy khách hàng làm trọng tâm là cách tiếp cập tạo yếu tố cạnh tranh quan trọng cho các doanh nghiệp Việt, cho thấy khả năng thích ứng linh hoạt để phát triển trên trường quốc tế, trở thành nhà cung ứng ngày một quan trọng trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm