Đối thoại doanh nghiệp EU-Việt Nam để cùng phát triển trong bối cảnh ‘bình thường mới’
15 năm xây dựng hệ thống trang trại của “triệu phú sữa tươi” Việt Nam / Thủ tướng Malaysia tham dự lễ ra mắt Trung tâm Đổi mới Giải pháp Khách hàng của Huawei
Nhiều nội dung trong Sách Trắng là tham khảo hữu ích cho các bộ, ngành của Việt Nam. Ảnh: VGP
Đánh giá về mối quan hệ hai bên, ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham cho hay: "Ngay cả trong bối cảnh đại dịch, xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 11% trong 12 tháng đầu tiên thực thi Hiệp định EVFTA, trong khi đó xuất khẩu của EU tăng 12%. Đây là một khởi đầu đáng khích lệ, nhưng đó chưa phải là tất cả. Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) sẽ tiếp tục quá trình phê chuẩn ở châu Âu. Chúng ta cần đẩy nhanh động lực đằng sau sự phê chuẩn này, vì khi có hiệu lực, EVIPA sẽ khuyến khích đầu tư nước ngoài nhiều hơn từ các DN lớn của châu Âu”.
Đại diện EuroCham cho rằng, với việc bước sang một giai đoạn mới trong cuộc chiến chống lại đại dịch, các bên nên bắt đầu tập trung vào tương lai. Có những cơ hội lớn cho thương mại và đầu tư giữa EU-Việt Nam sau đại dịch, với EVFTA mở ra việc cắt giảm dần thuế quan và mở cửa thị trường.
“Nếu chúng ta có thể khai thác toàn bộ tiềm năng của thỏa thuận này, thông qua quan hệ đối tác giữa chính phủ và cộng đồng DN, thì các công ty và người tiêu dùng ở cả hai phía sẽ cùng được hưởng lợi”, đại diện EuroCham kỳ vọng.
Thay mặt Chính phủ Việt Nam, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng bày tỏ tin tưởng, Hiệp định EVIPA khi được thông qua sẽ làm sâu sắc hơn nữa hợp tác kinh tế-đầu tư giữa hai bên.
Trong hai năm qua, nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị và cách tiếp cận toàn dân, cùng với sự hỗ trợ của các nước bạn bè, đối tác và cộng đồng DN trong và ngoài nước, Việt Nam cơ bản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất do đại dịch COVID-19 gây ra; chủ động từng bước chuyển sang giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh; khôi phục chuỗi sản xuất và cung ứng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.
Thống đốc NHNN khẳng định: "Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục tạo mọi điều kiện để EuroCham và các thành viên đầu tư vào các lĩnh vực Việt Nam đang ưu tiên với các ưu đãi đặc biệt, như công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp thông minh, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, xây dựng kết cấu hạ tầng và các dự án phục vụ an sinh xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, vận dụng khoa học quản lý tiên tiến, hiệu quả; đẩy mạnh nghiên cứu-phát triển, đổi mới sáng tạo".
Việt Nam cũng đề nghị EuroCham và Phái đoàn Liên minh châu Âu tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ Việt Nam để giúp Việt Nam trở thành thị trường đầu tư thực sự hấp dẫn. Các DN châu Âu ngày càng gắn kết vào nền kinh tế Việt Nam và tăng cường các mạng lưới sản xuất kinh doanh có liên kết chặt chẽ, hỗ trợ các DN Việt Nam tham gia sâu hơn trong các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị khu vực toàn cầu.
Nhân dịp này, cũng diễn ra lễ ra mắt Sách Trắng EuroCham 2021 phiên bản lần thứ 13, ấn phẩm thường niên của EuroCham tập hợp ý kiến và khuyến nghị của hơn 1.200 DN thành viên. Trong phiên bản năm nay, 18 tiểu ban ngành nghề tổng hợp những kinh nghiệm hoạt động và chuyên môn quốc tế của họ nhằm đưa ra các khuyến nghị thiết thực đối với môi trường thương mại và đầu tư tại Việt Nam.
Các vấn đề này đã được thảo luận thông qua các phiên đối thoại chuyên đề, như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, các kiến nghị về thương mại và dịch vụ, phát triển bền vững và phục hồi kinh tế.
Trong phiên hai của sự kiện, Bộ Ngoại giao đã chủ trì cuộc đối thoại giữa các DN châu Âu và lãnh đạo các tỉnh, thành phố. Với chủ đề ‘Gặp gỡ châu Âu 2021’, lãnh đạo chính quyền địa phương đã nêu bật các cơ hội hợp tác đầu tư với các DN châu Âu, trong khi các DN lớn như Decathlon, Bosch, Temix và Sanofi chia sẻ quan điểm về phát triển chiến lược tại Việt Nam. |
End of content
Không có tin nào tiếp theo