Gặp gỡ tỷ phú tuyên bố cứ 2,3 năm sẽ lập quỹ trị giá 100 tỷ USD mới
Căn bếp hạnh phúc Sunhouse và ước mơ cả đời của Shark Phú / 11 bài học từ Steve Jobs dành cho doanh nhân khởi nghiệp
Hai năm trước, Masayoshi Son - CEO Tập đoàn Softbank ngồi trên chiếc chuyên cơ Gulfstream bay qua vịnh Ả rập, trên hành trình tới gặp gỡ các nhà đầu tư tiềm năng về một quỹ mới chuyên đầu tư vào các startup công nghệ. Ông đã xem qua bài trình bày với một nhân vật quan trọng là Rajeev Misra trước đó nhưng có một điều khiến việc này bị gián đoạn.
Một trong những slide có kích thước đề cập của quỹ: 30 tỷ USD. Con số sẽ biến Vision Fund lớn gấp 4 lần so với kích thước của quỹ đầu tư lớn nhất từng được tạo ra và lớn hơn bất kỳ quỹ tư nhân nào khác trong lịch sử.
Son liếc nhìn con số đó một lúc. Sau đó, ông xóa số 3 đi và thay nó bằng số 1 và một số 0 nữa. "Cuộc sống quá ngắn ngủi để suy nghĩ cỏn con", ông nói với Misra.
Khi Son đề cập đến slide có chứa con số 100 tỷ USD trong bài trình bày của mình vài giờ sau đó, các nhà đầu tư tương lai - là lãnh đạo từ những quỹ thuộc sở hữu nhà nước ở Trung Đông - bắt đầu cười lớn. Son thì không, ông vẫn tiếp tục trình bày như chẳng có chuyện gì xảy ra cả. "Ông ấy không dừng lại một chút nào", Misra nhớ lại. Và điều đáng nói là Misra hiện là CEO của quỹ này.
Kết quả là Vision Fund của Softbank đã thu hút được gần 100 tỷ USD, trong đó có 45 tỷ USD từ Quỹ đầu tư công của Ả rập Saudi cũng như từ Apple, Abu Dhabi và một vài đơn vị khác. "100 là một con số đơn giản hơn", Son nói trong suốt bài phỏng vấn tại Tokyo với tờ Bloomberg.
Trên cương vị là một nhà đầu tư, Son đã có những thành công nhất định. Ông là một trong những người đầu tư sớm nhất vào Yahoo! và sau đó hợp tác để tạo ra Yahoo! NHật Bản - một tài sản mà sau này còn có giá trị hơn cả công ty mẹ của chúng. Trong năm 2000, ông cũng đã chi 20 triệu USD đầu tư vào Alibaba và số cổ phần đó hiện trị giá 120 tỷ USD.
Tuy nhiên, Vision Fun là một thứ hoàn toàn mới mẻ: Nổi bật khác thường ở ngay giữa trung tâm thung lũng Silicon, thủ phủ đầu tư mạo hiểm - Đường Sand Hill. Trong chưa đầy 1 năm kể từ khi quỹ bắt đầu đầu tư, nó đã bỏ ra 65 tỷ USD để mua lại cổ phần Uber, Wework, Slack, GM Cruise. Son nói rằng ông lên kế hoạch huy động quỹ 100 tỷ USD mới cứ mỗi 2,3 năm và sẽ chi tiêu khoảng 50 tỷ USD một năm. Trong khi đó, năm 2016, toàn bộ ngành công nghiệp đầu tư mạo hiểm Mỹ mới chỉ đầu tư 75,3 tỷ USD theo thống kê của Hiệp hội quỹ đầu tư quốc gia.
Sự đặt cược táo bạo của Son gây ra nỗi kinh ngạc và nhiều tranh cãi tại thung lũng Silicon - nơi ngay cả những nhà đầu tư mạo hiểm đãng ngưỡng mộ nhất cũng cảm thấy mình không thể so sánh với "người mới" này. Một quỹ đầu tư tư nhân tiêu chuẩn thường thực hiện những khoản đầu tư nhỏ vào giai đoạn đầu của một vài startup và tăng thêm vốn trong những vòng sau khi startup này ngày càng lớn mạnh.
Trong khi đó, chiến lược của Softbank là đặt ra những con số khổng lồ - những thỏa thuận nhỏ nhất cũng phải 100 triệu USD hoặc tương tự như vậy, lớn nhất thì lên tới hàng tỷ USD - rót cho những startup công nghệ thành công nhất. Nếu các quỹ đầu tư tư nhân địa phương kinh ngạc thì các startup lại khá vui mừng vì điều này.
Ngành công nghiệp công nghệ có rất nhiều người có hầu bao lớn nhưng Softbank đang điều hành một quỹ với quy mô lớn chưa từng có. Điều đó đẩy giá trị tăng lên, tạo ra khó khăn cho những công ty truyền thống gom đủ số vốn đề tham gia vào những thỏa thuận hấp dẫn nhất. Softbank - theo một đối tác tại công ty lớn ở thung lũng Silicon thì Softbank giống như một dạng "tay to" - ám chỉ kẻ rất nhiều tiền trong một cuộc chơi khiến các đối thủ khác sợ hãi.
Tình huống đó buộc một vài công ty hoạt động cùng trong ngành phải thay đổi để phù hợp với tình hình mới. Sequoia Capital đã huy động quỹ trị giá 12 tỷ USD để giữ lợi thế cạnh tranh khi đặt cược vào những công ty lớn, những thỏa thuận ở vòng cuối. Con số này tăng từ khoảng 1,7 tỷ USD trong cùng giai đoạn so với 5 năm trước đó. Đối thủ cạnh tranh lâu đời của Sequoia là Kleiner Perkins Coufield & Byers lại chọn một hướng đi khác. Công ty này tuyên bố vào giữa tháng 9 rằng họ sẽ chia tách. 4 đối tác, gồm một trong những ngôi sao của công ty là Mary Meeker đã rời Kleiner để khởi đầu một công ty đầu tư mới chuyên theo những vụ lớn. Những đối tác còn lại sẽ tập trung vào những giai đoạn đầu, thương vụ nhỏ hơn.
Đối với nhiều người bên ngoài ngành đầu tư mạo hiểm, sự nổi tiếng của Son ít xuất phát từ suy nghĩ lớn của ông mà nhiều hơn từ việc chi tiêu mạnh tay. Cuối năm 2012, chỉ một thời gian ngắn sau khi Softbank tuyên bố kế hoạch mua lượng lớn cổ phần của Sprint, Son đã trả 117,5 triệu USD cho một dinh thự rộng lớn ở California. Thời điểm đó, đây là căn hộ đắt giá nhất được mua trong lịch sử nước Mỹ.
Son nói rằng ông mua bất động sản bởi vì ông không thích khách sạn và cần một nơi thoải mái để ở khi tới thung lũng Silicon. Và sau đó, như để chứng minh một người với 117,5 triệu USD tiền mặt vẫn chỉ là một người đàn ông bình thường mà thôi, ông đã kéo mạnh khóa cổ áo khoác của mình và khẳng định: "Tôi luôn luôn mặc đồ Uniqlo". Rồi sau đó, ông kéo ống quần của mình lên và cho thấy: "Đây là một chiếc giày 50 USD". Tiếp tục ông chỉ vào cổ áo sơ mi vào nói: "Đây cũng Uniqlo nè. Mặc rất tuyệt".
Son thành lập Softbank vào năm 1981 như một nhà phân phối phần mềm máy tính. Điều đó dẫn tới khoản đầu tư vào Ziff Davis và Comdex. Năm 1995, Son đã viết tờ séc trị giá 2 triệu USD trong cuộc họp đầu tiên với đồng sáng lập Yahoo là Jerrry Yang. Ông quay lại 1 tháng sau đó với lời đề nghị đầu tư 100 triệu USD, nhiều hơn rất nhiều so với những gì Yang sẵn sàng nhận.
Đến năm 2000, Son đã thực hiện hàng trăm khoản đầu tư và suýt chút nữa trở thành người đàn ông giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, sau khi bong bóng dot-com bùng nổ, Softbank đã mất 93% giá trị thị trường. Một báo cáo không chính thống còn cho biết Son mất 70 tỷ USD giá trị tài sản chỉ trong 1 ngày. Nhưng trên thực tế có vẻ việc này xảy ra trong khoảng 1 năm.
Nhưng không vì thế mà Son ngừng tiến hành các thỏa thuận. Lu nói rằng Son giường như chiến đấu hết mình cho cuộc sống và dành hầu hết các buổi tối trong phòng làm việc trong suốt giai đoạn sau bong bóng dotcom. "Tôi nghĩ ông ấy sẽ phát điên mất. Ông ấy có một vài buổi họp vào giữa đêm, khoảng 3 giờ sáng". Trong năm 2006, Son hoàn tất thỏa thuận mua Vodafone Nhật Bản và sau đó trở thành nhà phân phối độc quyền iPhone tại Nhật Bản - cứu nguy cho cả công ty.
Đến năm 2010, Son giường như bước vào giai đoạn trung tuổi trên cương vị là một nhà đầu tư lạc quan. Tuy nhiên ông gây kinh ngạc cho các nhà đầu tư khi năm đó khi thực hiện bài phát biểu kéo dài 2 giờ tại cuộc họp cổ đông và bàn về kế hoạch cho 300 năm tới. Kéo bài thuyết trình có tới 133 slide với vô số nội dung từ vai trò của công nghệ trong việc điều trị bệnh của con người tới lý do tại sao công ty thất bại. Son cuối cùng tóm lại bằng việc nói rằng ông tạo ra "liên hiệp chiến lược" - một gia đình mở rộng của các công ty mà Softbank sẽ mua 20 - 40% cổ phần. Công ty sẽ có sứ mệnh chúng: "Cải cách thông tin - mang lại hạnh phúc cho mọi người".
Vision Fund hiện được điều hành bởi 9 quả lý - 5 tại trụ sở ở Thung lũng Silicon, 2 ở Nhật Bản, 2 ở Anh. Son nói ông đã đào tạo cho từng người cách tìm ra các khoản đầu tư tốt nhất và lên kế hoạch tăng số lượng các thỏa thuận lên 300 trong vài năm tới.
Các nhân sự này sẽ lọc các ý tưởng đầu tư tiềm năng và có buổi họp hàng tuần thảo luận về chúng. Khi thấy tiềm năng, họ sẽ trình lên Ủy ban đầu tư - thực hiện bởi Son, Misra và lãnh đạo khác của Softbank là Saleh Romeih. Tháng 6, Son nói ông dành 97% thời gian vào việc điều hành Softbank. Trong bài phỏng vấn với Bloomberg, ông nói rằng con số này hiện giảm xuống còn 3% và giờ thời gian chính của ông dành cho các thương vụ.
Mặc cho tiếng tăm về việc ném tiền qua cửa sổ, Son cũng không dễ ăn. "Bạn phải vượt qua những vòng thuyết phục ông ấy rằng đây là một thỏa thuận nên làm". Những quyết định có thể mất vài tháng.
Nói về tầm nhìn đằng sau Vision Fund, Son đôi khi sử dụng thuật ngữ senryaku - một cụm từ mô tả cách một đàn chim bay cùng nhau. Hy vọng của ông là các công ty trong danh mục đầu tư sẽ giúp những công ty khác và tránh việc sao chép. Tại Đông Nam Á là một ví dụ, Softbank đã khuyến khích Grab gia nhập liên minh với một nhóm các công ty trong danh mục để giúp các startup này khai phá thành công.
CEO Grab là Anthony Tan hiện là người được giao trọng trách này. Son nói rằng những thương vụ hợp tác tương tự như vậy cũng đang diễn ra trên thế giới. "Bạn không muốn phải thâm nhập mỗi một quốc gia nhỏ và thử chiến đấu. Bạn nên tới đó, hợp tác với Grab và Vision Fund sẽ đầu tư".
Thành công của Softbank trong việc đẩy những startup đang phát triển nhanh chóng vào vị trí thống trị cho Son lợi thế khi thỏa thuận về cổ phần công ty. Ông không xấu hổ khi nhấn mạnh về lợi thế đó. Năm 2015, startup cho vay trực tuyến Social Finance đã tìm cách huy động vài trăm triệu USD nhưng Son muốn đầu tư nhiều hơn. Theo đồng sáng lập SoFi là Mike Cagney thì Son nói với ông rằng ông sẽ đầu tư 1 tỷ USD vào đây - và doanh nhân này đã chọn đồng ý thỏa thuận.
Son bỏ qua những lời phàn nàn từ các quỹ đầu tư rằng việc làm đó thể hiện sự quá hung hăng. "Họ có thể nói bất cứ thứ gì họ muốn. Tôi chỉ muốn làm theo cách của mình".
Cũng có những câu hỏi về người sẽ kế thừa di sản của Son. Có một thời gian, tin đồn cho thấy người thừa kế Son chính là cựu lãnh đạo Google Nikesh Arora nhưng ông đã rời công ty từ 2 năm trước một phần là bởi lo ngại Son sẽ không sớm rời đi. Cũng có lúc, Son tuyên bố ông lên kế hoạch giữ chức vụ CEO Softbank từ 5 - 10 năm nữa. Ông nói thêm rằng hy vọng có thể trao ngôi cho ai có đủ năng lực.
Vậy người đó là ai nhỉ? "Tôi cũng không biết nữa. Tôi sẽ xác định trong vòng 8 năm nữa", Son khẳng định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo