Doanh nghiệp - Doanh nhân

Giải bài toán dự án truyền tải điện

DNVN - Tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới đây, Chính phủ đề xuất sửa Luật Điện lực để cho phép mọi thành phần kinh tế được tham gia đầu tư dự án truyền tải điện.

Kỳ vọng 80% doanh nghiệp Việt Nam dùng điện toán đám mây vào năm 2025 / Thương mại hóa công nghệ để kinh tế hồi sinh sau đại dịch

Đề xuất cho tư nhân đầu tư dự án truyền tải điện

Cụ thể, Điều 5 dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Luật Điện lực theo hướng quy định Nhà nước độc quyền trong “vận hành lưới điện truyền tải, trừ lưới điện do các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư xây dựng” và “Nhà nước thu hút mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng lưới điện truyền tải trừ các dự án lưới điện do nhà nước đầu tư theo quy hoạch phát triển điện lực trong từng thời kỳ. Các thành phần kinh tế khi tham gia đầu tư xây dựng lưới truyền tải điện có quyền và nghĩa vụ của đơn vị truyền tải điện, theo quy định tại Điều 40 của luật này. Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện và khách hàng sử dụng điện đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật, được quyền đấu nối vào lưới điện do các thành phần kinh tế tham gia đầu tư theo đúng quy hoạch phát triển điện lực”.
Để tư nhân làm hạ tầng truyền tải điện là một trong những giải pháp giảm tải lưới điện hiện nay.

Để tư nhân làm hạ tầng truyền tải điện là một trong những giải pháp giảm tải lưới điện hiện nay.

Trình bày tại phiên họp thứ 6 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh tính cấp thiết của việc sửa đổi Luật Điện lực, nhằm tháo gỡ ách tắc, giải phóng nguồn năng lượng.
Hiện nay, về đầu tư về nguồn điện, doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 49%, 51% còn lại là các dự án tư nhân. Trong khi đó, theo Luật Điện lực, Nhà nước độc quyền về truyền tải điện, do đó nếu không mở cửa cho tư nhân vào truyền tải điện, áp lực giải tỏa điện năng hiện có ở các dự án vận hành là rất khó khăn.
Đơn cử ở một số vùng miền Trung, miền Đông Nam Bộ, nguồn lớn, phụ tải rất thấp, có nơi chỉ đáp ứng 4 – 5% công suất nguồn. Trong khi đó, nhu cầu điện sắp tới rất lớn, khả năng thiếu điện vài năm tới là rõ ràng. Nếu không khẩn trương đầu tư truyền tải thì một mặt không giải tỏa được năng suất hiện có, mặt khác không thu hút được tư nhân đầu tư nguồn để tăng nguồn điện cho tương lai. “Nếu không sửa ngay, sức ép giải tỏa công suất và sức ép nhu cầu điện năng của đất nước là vô cùng căng thẳng” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định.
Tư nhân san sẻ gánh nặng với Nhà nước
Trước đó, Chính phủ đã cho phép một số doanh nghiệp tư nhân được đầu tư lưới điện truyền tải nhằm giải tỏa công suất cho các dự án điện gió, điện mặt trời và bàn giao lại cho ngành điện quản lý, vận hành.
Đơn cử như Trạm biến áp 500KV Thuận Nam và lưới điện truyền tải 500KV, 220KV tại Ninh Thuận đấu nối vào hệ thống điện quốc gia do Tập đoàn Trung Nam đầu tư. Cuối năm 2020, các công trình được đưa vào hoạt động, trở thành thí điểm đầu tiên cơ chế cho phép doanh nghiệp đầu tư hạ tầng truyền tải điện.
Trạm biến áp và tuyến dây 500 KV được đưa vào khai thác, trở thành một mắt xích trong hệ thống truyền tải điện quốc gia

Trạm biến áp và tuyến dây 500 KV được đưa vào khai thác, trở thành một mắt xích trong hệ thống truyền tải điện quốc gia.

Sau một năm vận hành ổn định, Trạm biến áp 500KV Thuận Nam và đường dây 500KV Thuận Nam – Vĩnh Tân đã truyền tải hiệu quả hơn 2,5 tỷ KWh, góp phần rất lớn đưa tỉnh Ninh Thuận trở thành trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cũng như hiện thực hóa quyết tâm tại Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị đối với tầm nhìn chiến lược năng lượng tái tạo 2030 - 2045.
Nói như vậy có thể thấy được tầm quan trọng của việc để cho tư nhân đầu tư vào dự án truyền tải điện.
Vũ Bảo
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm