Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hành trình khởi nghiệp của "Trạng Nguyên Tiếng Hàn Quốc"

Anh luôn giữ quan niệm: "Để luôn giữ được thái độ cầu tiến, anh nghĩ điều quan trọng nhất chính là đừng bỏ quên quá khứ. Hãy soi chiếu vào quá khứ, trân trọng và coi nó như bài học để mình cố gắng trong tương lai.".

Hai anh em người Việt ghi dấu ấn với trí tuệ nhân tạo trong y khoa / Shark Lê Đăng Khoa và áp lực "con nhà giàu khởi nghiệp"

Tốt nghiệp Thủ khoa Đại học Hà Nội, nhận vô số học bổng,đạt danh hiệu "Trạng Nguyên Tiếng Hàn Quốc" – Giải thưởng cao nhất Cuộc thi viết văn bằng tiếng Hàn lớn nhất Thế giới, làm chủ 3 trung tâm tiếng Hàn Quốc…, chỉ ngần ấy thành tích đã đủ để Hà Mạnh Trung, một chàng trai 24 tuổi có vóc dáng nhỏ bé, trở thành "con nhà người ta" trong mắt nhiều người.

Theo như chia sẻ, Trung là một người cầu tiến, tham vọng, định hướng mình là một người theo chủ nghĩa hoàn hảo. Tất nhiên, có thành công nào mà không nếm mùi thất bại, có trái ngọt nào mà không phải trải qua khổ đau, và Trung cũng không ngoại lệ.

Tháng 04-2018, Hà Trung phiên dịch tháp tùng cho ông Park Hang Seo - Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia U23 Việt Nam tại một buổi lễ kí kết.

Tháng 04-2018, Hà Trung phiên dịch tháp tùng cho ông Park Hang Seo - Huấn luyện viên trưởng Đội tuyển bóng đá quốc gia U23 Việt Nam tại một buổi lễ kí kết.

Dành 20 tiếng mỗi ngày để lấy cần cù bù thông minh

Xuất phát là một sinh viên kém nhất lớp, bị bạn bè chê cười, Hà Trung đã tự động viên mình, vượt qua những ánh mắt kì thị của những người xung quanh để trở thành sinh viên xuất sắc nhất khoa tiếng Hàn Quốc. Thời gian ấy thật sự khó khăn đối với một chàng trai 18 tuổi khi bị bạn bè cô lập, thầy cô giáo không nhìn thấy nỗ lực nơi cậu.

Thậm chí, một vài người đàn anh khóa trên thấy Trung "ngứa mắt" nên đã lập page anti, sử dụng hình ảnh trên facebook của cậu vào mục đích xấu, hack tài khoản để xóa môn học.

Vì vậy, cậu đã quyết định dành gần hết thời gian mình có trong ngày để học. Mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng; đi xe bus, nấu cơm hay khi tắm rửa cũng tranh thủ học. Đã có lúc mở cuốn từ điển ra mà Hà Trung cảm thấy sợ, may mắn là cậu đã không nản chí.

 

Cũng như các sinh viên ngoại tỉnh khác, Trung bước vào Đại học với số tiền trợ cấp ít ỏi từ gia đình chỉ khoảng 1,5 triệu đồng. "Những tháng đầu mẹ cho 1 triệu rưỡi, 800.000 đồng để ăn, 100.000 đồng tiêu vặt, 100.000 đồng điện nước, còn 500.000 đồng vừa đủ trả tiền nhà. "Có những thời điểm kinh tế eo hẹp, chia 5 con cá mắm khô để ăn cả ngày, cứ như vậy ăn suốt nửa tháng liền. Đến bây giờ, món cá mắm khô vẫn là món ăn "ám ảnh" nhất của Trung.

Đến năm thứ 2, khi ngoại ngữ đã khá hơn, Trung bắt đầu đăng kí đi phiên dịch part time. Nhưng những lần đầu đi dịch rất vất vả, bị chê rất nhiều, thậm chí họ còn nhận xét thẳng thắn là về nhà học lại tiếng Hàn. Có một lần dịch sai 1 từ "kích cỡ của cửa hàng" thành ‘'kích cỡ của chiếc bánh’' nên bị đuổi về luôn.

Con nhà người ta: Ngày ngủ 4 tiếng, tốt nghiệp Thủ khoa, Giám đốc 3 Trung tâm tiếng Hàn, mua nhà 4 tỷ ở tuổi 24 - Ảnh 1.

Nguồn: FBNV.

Hành trình khởi nghiệp với 10 chiếc bàn và 2 học viên ngày đầu tiên

Khởi nghiệp để thành công vốn là một bài toán khó nhưng lại là một ẩn số gây tò mò đối với những người trẻ hiện nay. Khi bước chân vào năm 3 Đại học, Hà Trung đã nảy ra ý định lập Trung tâm tiếng Hàn dành cho tất cả những ai yêu mến văn hóa và ngôn ngữ xứ sở kim chi.

 

Vốn liếng duy nhất lúc ấy cậu có chỉ là 10 chiếc ghế liền bàn, 1 chiếc bảng nhỏ và 2 học sinh trong buổi học đầu tiên. Vừa đi học, vừa đi làm, lại quản lý một Trung tâm, cậu gặp đủ mọi khó khăn: tìm mặt bằng để mở lớp, chọn giáo trình, biên soạn chương trình giảng dạy, tuyển giáo viên, tuyển sinh… và vấn đề tài chính là khó khăn lớn nhất.

Việc cân bằng, sắp xếp thời gian cũng là một thử thách với Hà Trung. Ban ngày đi học, buổi tối đi dạy, đêm về ngồi làm bài tập trên trường rồi lại trắng đêm chấm bài cho học sinh. Một mình Trung vừa điều hành, chiêu mộ ''nhân tài'' về giảng dạy cho trung tâm. Có lần, vì mải chăm chút đi tìm mặt bằng mới cho Trung tâm, dính virus sốt xuất huyết mà không biết nên Hà Trung đã ngất lịm dưới sảnh tòa nhà.

Đi dạy thêm, đi dịch tiếng, bắt đầu lên năm 3, Trung đã lên kế hoạch và tiết kiệm cho mình được một số tiền không nhỏ là 30 triệu đồng. Nhờ số vốn ấy, cậu tiếp tục mở thêm lớp dạy tiếng Hàn ở phòng khách trong 1 căn chung cư thuê, chi trả tiền bàn ghế, bảng, sách vở, trả trước 3 tháng tiền nhà là 24 triệu đồng (8 triệu đồng/tháng).

Từ 10 chiếc ghế liền bàn khởi nghiệp ngày nào, Hà Mạnh Trung nay đã là Giám đốc công ty về tiếng Hàn rất nổi tiếng, sở hữu 3 cơ sở tại Hà Nội.Được biết, các Trung tâm của Trung mỗi tháng tuyển sinh từ 250-350 học viên, với mức học phí là khoảng 2 triệu đồng/người.

Cùng với đó, nhờ sự nỗ lực không ngừng nghỉ, Hà Trung vẫn đạt Thủ khoa đầu ra khoa Tiếng Hàn với tổng điểm 9,19/10. Sau khi ra trường, cậu dành toàn tâm toàn ý cho công việc.

 

Con nhà người ta: Ngày ngủ 4 tiếng, tốt nghiệp Thủ khoa, Giám đốc 3 Trung tâm tiếng Hàn, mua nhà 4 tỷ ở tuổi 24 - Ảnh 2.

Nguồn: FBNV.

Đánh dấu tuổi 24 bằng một căn hộ cao cấp gần 4 tỷ đồng

Trên trang cá nhân của mình, Hà Trung đã viết: "Hôm nay, ngày 02/07/2018, sau 1 năm tốt nghiệp đại học, mình đã mua nhà tại Khu Căn Hộ Cao Cấp Vinhomes Weet Point."

Lí do mà cậu quyết định mua nhà khi tuổi còn trẻ là vì số tiền phải bỏ ra để trả tiền thuê nhà mỗi tháng tốn không ít. Mỗi một tháng,Hà Trung đã phải chi ra gần 20 triệu đồng: 10 triệu tiền thuê nhà chung cư, 8 triệu tiền ăn và thuê người nấu nướng, dọn dẹp nhà cửa, chưa kể những chi phí khác.

Số tiền mua nhà Trung đã dành dụm trong 2 năm. Mỗi tháng, cậu tiết kiệm được từ 100-300 triệu đồng. Đây cũng là nhà dự án nên hiện tại cậu chỉ phải trả trước 35%, 65% còn lại thì được trả từ giờ tới lúc nhận nhà, tuy nhiên, nhà mới đang xây và 2 năm nữa mới được nhận.

 

Hiện tại, Hà Trung đang sống khá thoải mái với 2 công việc song song: thầy giáo và phiên dịch tự do. Những gì anh làm được ngày hôm nay đều khiến người khác phải công nhận tuổi trẻ tài cao là có thật, không có gì là không thể chỉ sợ không có ý chí.

Hà Trung luôn giữ quan niệm: "Để luôn giữ được thái độ cầu tiến, tôi nghĩ điều quan trọng nhất chính là đừng bỏ quên quá khứ. Hãy soi chiếu vào quá khứ, trân trọng và coi nó như bài học để mình cố gắng trong tương lai."

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm