Doanh nghiệp - Doanh nhân

Hầu như mọi gia đình Mỹ đều dùng sản phẩm từ công ty của vị tỷ phú vừa qua đời nhưng không phải ai cũng biết đến nó

Không có doanh nghiệp nào khác được tổ chức chặt chẽ bởi một gia đình mà rất lớn và đa dạng đến thế.

Chi phí bảo vệ các tỷ phú công nghệ 'ngốn tiền' cỡ nào? / Những người thừa kế đế chế của tỷ phú giàu nhất châu Á

Tỷ phú David Koch

Tỷ phú David Koch

David Koch, 79 tuổi, tỷ phú vừa qua đời vào hôm thứ Sáu, và anh trai của mình là Charles Koch, 83 tuổi, đã sở hữu công ty này kể từ khi cha họ qua đời vào năm 1967.

Koch Industries bắt đầu hoạt động với tên gọi Wood River Oil and Refining Company vào năm 1940. Hiện tại, nó vẫn là một công ty lớn trong lĩnh vực dầu khí. Tuy nhiên, nó đã mở rộng thành một tập đoàn lớn và tạo ra hàng loạt sản phẩm khác nhau. Một số sản phẩm của Koch có mặt ở hầu hết mọi hộ gia đình ở Mỹ, Christopher Leonard, tác giả của cuốn sách mới "Kochland", cho biết.

"Điều đó nghe có vẻ cường điệu, nhưng lại là sự thật", Leonard nói. "Họ chế tạo ra các cảm biến bên trong điện thoại thông minh của bạn. Họ làm ra kính cửa sổ, và những vật liệu xây dựng trên tường nhà bạn. Nhiên liệu. Phân bón. Giấy vệ sinh. Họ sản xuất ra Lycra, Dixie Cup. Khăn giấy Brawny. Họ là những kỹ sư hoạt động thầm lặng".

Vì chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng nên Koch Industries không báo cáo thu nhập hoặc doanh thu. Theo Forbes, công ty này có doanh thu hàng năm là 110 tỷ USD trong năm 2017, gần bằng con số mà Microsoft đã báo cáo cho năm 2018.

 

Công ty chưa phát hành cổ phiếu ra công chúng duy nhất của Mỹ có quy mô lớn hơn Koch Industries là gã khổng lồ trong ngành thực phẩm, Cargill, với doanh thu cao hơn khoảng 5 tỷ USD vào năm ngoái. Tuy nhiên, Cargill tập trung hơn vào một doanh nghiệp cốt lõi, đồng thời có nhiều cổ đông hơn nhiều so với Koch Industries.

Trong khi David đã nghỉ hưu, rời khỏi vị trí số 2 tại công ty vào năm ngoái do vấn đề sức khỏe, thì Charles vẫn là CEO và không có dấu hiệu nỗ lực ít hơn.

Từ trước đến giờ Charles là động lực đằng sau công ty. "David Koch thì có tham gia nhưng không thật sự hứng thú với hoạt động của công ty hơn", Leonard nói.

Vào đầu những năm 1980, họ đã có cơ hội để đưa công ty ra công chúng và có một ngày bội thu từ việc lần đầu phát hành cổ phiếu, nhưng đã từ chối nó.

Leonard cho biết anh em họ muốn duy trì quyền kiểm soát và bí mật, điều mà chỉ có thể xảy ra nếu công ty vẫn được giữ ở tình trạng không phát hành cổ phiếu ra công chúng. "Họ có thể đã nhận được nhiều tiền mặt hơn nếu phát hành cổ phiếu ra công chúng, nhưng về lâu dài họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn bằng cách giữ công ty ở tình trạng riêng tư. David Koch sở hữu 40% công ty. Điều đó sẽ không thể xảy ra nếu nó phát hành cổ phiếu ra công chúng", Leonard nói.

 

Sở hữu tư nhân cũng cho phép họ điều hành doanh nghiệp theo cách họ muốn, mà không phải lo lắng về phản ứng của nhà đầu tư đối với lợi nhuận tăng hay giảm.

"Họ không muốn Phố Wall giám sát các hoạt động của mình", Leonard nói.

Và vì vậy, trong nhiều năm, công ty này đã rất kín tiếng và tránh làm những điều khiến công chúng chú ý. Điều đó chỉ bắt đầu thay đổi trong 5 đến 10 năm qua, khi những đóng góp chính trị và vận động hành lang của anh em họ đã tập trung hơn vào tên tuổi của gia đình và công ty.

"Họ nhận thấy rằng tên công ty mình trong mắt mọi người đã trở nên rất tệ hại", ông nói. Vì thế, họ đã bắt đầu một chiến dịch quảng cáo khiêm tốn để cố gắng đánh bóng danh tiếng của Koch Industries.

Theo Lê Thanh Hải/Trí thức trẻ/CNN
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm