Doanh nghiệp - Doanh nhân

Jeff Bezos: Đây là những yếu tố sẽ giúp bạn luôn là người chiến thắng khi trở thành doanh nhân!

Tỷ phú Jeff Bezos chia sẻ: "Một doanh nhân cần trở thành nhà 'truyền giáo', bạn không thể biến mình thành 'tay sai' cho kẻ khác - nghĩa là bạn có động lực để hoàn thành mục tiêu lớn lao chứ không phải động lực kiếm tiền.".

Bill Gates, Jeff Bezos và các tỷ phú lớn mạnh tay chi hàng tỷ USD cho các dự án này / Top 10 tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất năm 2018: Jeff Bezos vô đối

Tỷ phú Jeff Bezos

Tỷ phú Jeff Bezos

Năm 1994, Jeff Bezos xây dựng cơ ngơi khi Amazon chỉ là một cửa hàng sách online, có địa điểm là nhà để xe của ông. Giờ đây, Amazon đã đạt mức vốn hoá là hơn 900 tỷ USD và Bezos cũng trở thành người đàn ông giàu nhất thế giới với khối tài sản 116 tỷ USD.

Trên con đường đi đến thành công, vị tỷ phú này đã học được những yếu tố cần thiết để trở thành một doanh nhân thành đạt. Đây là một trong số những lời khuyên nổi bật nhất của ông.

Trở thành một nhà truyền giáo

Các tỷ phú thế giới đã có một cuộc tranh luận về việc bạn có nên theo đuổi đam mê của mình hay không. Trong đó, "Shark Tank" Mark Cuban cho biết đó là một trong những "lời nói dối khủng khiếp nhất của cuộc đời", còn Jeff Bezos tin rằng hết lòng vì đam mê là yếu tố rất quan trọng để đi tới thành công. Ông cho hay, thực ra, đó là kiểu người quan tâm đến ai mới là người chiến thắng.

Phát biểu tại hội nghị re: Mars của Amazon ở Las Vegas ngày 6/6, Bezos nói: "Bạn phải có niềm đam mê với lĩnh vực bạn sẽ phát triển và làm việc, nếu không bạn sẽ phải cạnh tranh với những người đam mê nó - những người này sẽ tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ tốt hơn bạn."

 

Người đàn ông giàu nhất thế giới nói thêm: "Một doanh nhân cần trở thành nhà 'truyền giáo', bạn không thể biến mình thành một 'tay sai' cho kẻ khác - nghĩa là bạn có động lực để hoàn thành mục tiêu lớn lao chứ không phải động lực kiếm tiền. Động lực của 'lính đánh thuê' chỉ là kiếm tiền, còn mục tiêu của một nhà truyền giáo luôn là kiếm được nhiều tiền hơn."

Không ngại chấp nhận rủi ro và thất bại

Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh, bạn phải sẵn sàng chấp nhận rủi ro và do đó bạn sẽ nếm trải sự thất bại.

Vị tỷ phú chia sẻ: "Nếu bạn nảy ra một ý tưởng kinh doanh và không có rủi ro nào được nêu ra thì có lẽ người khác đã thực hiện rồi và thậm chí họ còn làm tốt. Bởi vậy, bạn phải đưa ra một thứ gì đó không thể hoạt động và phải chấp nhận rằng doanh nghiệp của bạn sẽ thử nghiệm ý tưởng đó theo nhiều cách, có thể là sẽ thất bại. Điều đó là bình thường."

Bezos nổi tiếng là một người có những bước đi táo bạo. Ví dụ, nhiều người hoài nghi về việc liệu khách hàng có sẵn sàng trả 79 USD/năm cho Amazon Prime khi dịch vụ này mới ra mắt vào năm 2005 hay không. Tính đến tháng 4/2018, dịch vụ này đã có tới 100 triệu thuê bao trên toàn thế giới.

 

Thành công, giàu có là thế nhưng không có nghĩa Jeff Bezos không chứng kiến sự thất bại. Nhà hàng Amazon sẽ đóng cửa vào ngày 24/6. Một ví dụ khác đó là các ki-ot pop-up của Amazon cũng không thể tiếp tục hoạt động.

Dẫu vậy, Bezos vẫn tiếp tục khuyến khích việc chấp nhận rủi ro ở Amazon. Ông cho biết, trên thực tế, mức độ của rủi ro và thất bại cần đồng hành với sự phát triển của công ty. Vị tỷ phú chia sẻ: "Chúng tôi cần đối mặt với những thất bại lớn nếu muốn tạo ra những bước đột phá - đồng nghĩa với những thất bại quy mô tỷ USD. Nếu không thất bại, thì ý tưởng thay đổi của chúng tôi chưa đủ mạnh mẽ."

Không ngại thay đổi suy nghĩ

Ông chủ của Amazon đã học được kinh nghiệm từ những "bộ óc" có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới. Từ đó, ông nhận thấy, những người thường có bước đi đúng đắn là những người lắng nghe, học hỏi nhiều nhất và thường xuyên thay đổi những ý tưởng trong đầu.

Bezos chia sẻ: "Tôi nhận thấy những người có bước đi đúng đắn thay đổi suy nghĩ của họ ngay cả khi chưa tiếp nhận những thông tin mới. 'Bộ óc' của họ có cùng một 'hệ dữ liệu' đã có ngay từ đầu, nhưng họ nhận ra và phân tích lại tất cả mọi thông tin. Cuối cùng, họ đưa ra một kết luận mới và thay đổi suy nghĩ."

 

Ông nói thêm: "Thực tế, những doanh nhân thành đạt suy nghĩ rất kỹ càng để nhận ra rằng họ đang tin vào điều gì và chủ động tìm kiếm yếu tố có thể chứng minh điều ngược lại."

Tỷ phú Ray Dalio là một ví dụ. Ông sáng lập Bridgewater Associates - quỹ đầu cơ lớn nhất thế giới, dựa trên " idea meritocracy" (hệ thống mà ở đó ý tưởng tốt nhất được lựa chọn, không phân biệt cấp bậc hay uy tín). Ray Dalio cho biết: "Bi kịch lớn nhất của nhân loại - hoặc một trong số đó, là mọi người không giữ lại những ý tưởng sai lầm trong suy nghĩ của họ."

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm