Doanh nghiệp - Doanh nhân

Kiếm hơn nửa triệu USD nhờ bán rượu bia cho chó mèo

Bán thức ăn cho chó mèo thì quá bình thường, bán loại thức uống khiến thú cưng say xỉn mới là ý tưởng giúp Zavala kiếm bộn tiền.

Hành trình khởi nghiệp 'điên rồ' của chàng trai 24 tuổi tạo dựng nên công ty trị giá 12 tỷ USD / Còn chưa tốt nghiệp cấp 3, cô gái này có một tầm nhìn không tưởng và trở thành bà chủ của startup 3 tỷ USD

Chúng ta nuôi chó mèo, mặc quần áo và cho chúng ăn thức ăn của con người, xem chúng như người thân trong gia đình. Vậy tại sao không cùng để chúng ngồi chung bàn nhậu?

Đó là lý do Brandon Zavala nghĩ ra việc bán rượu cho chó mèo, dù thức uống của anh không thật sự chứa cồn. Loại đồ uống của anh chỉ làm thú cưng chếnh choáng một chút.

Brandon Zavala trước xưởng sản xuất rượu bia cho chó mèo Apollo Peak. Ảnh: CNBC.

"Một số người thậm chí hét lên với tôi rằng 'Tại sao anh lại cố con người hóa động vật?' Tôi xin lỗi, tôi không có ý định như vậy", doanh nhân 33 tuổi nói.

Ba năm trước, Zavala sáng lập Apollo Peak, đặt theo tên con mèo lớn nhất mà anh nuôi làApollo tại Golden, Colorado. Khi ấy, anh đang làm việc cho một công ty bán thức ăn chó mèo. "Không có gì ngoài thức ăn khô và thức ăn mềm được bán cho thú cưng", anh nói.

Quan sát ấy làm Zavala nghĩ ra việc tạo một loại thức uống lỏng cho chó mèo, đặc biệt khi thị trường đồ uống cho con người đang phát triển theo cấp số nhân tại Mỹ. "Những gì tôi nhận thấy là văn hóa rượu vang ở Mỹ rất mạnh mẽ. Một tỷ lệ rất lớn những người nuôi chó mèo yêu thích rượu vang", anh chia sẻ.

Thế là Zavala quyết định làm rượu vang cho mèo. Loại thức uống không thực sự có cồn nhưng có thành phần cỏ bạc hà, khiến mèo uống vào bị ngây ngất tương tự như say rượu. "Nếu bạn làm cho mèo uống thứ gì đó mà biểu hiện như say rượu thì mọi người sẽ thích thú", anh nói.

Zavala thậm chí còn đặt tên cho các loại thức uống là Pinot Meow và Catbernet. "Tôi nghĩ nó chỉ là một ý tưởng thú vị nho nhỏ, có thể thành công hoặc không. Nhưng tại sao lại không thử", nhà sáng lập kể lại.

 

Năm 2015, anh dùng 4.000 USD để bắt đầu dự án. Sau nhiều lần thử nghiệm, anh đã tìm ra công thức phù hợp cho thức uống với thành phần chính là nước, màu thực phẩm tự nhiên và cỏ bạc hà.

Tháng 10 năm ấy, anh mang sản phẩm đến các cửa hàng thực phẩm thú cưng và bắt đầu được tiêu thụ. Bước đầu khả quan giúp anh bước ra khỏi nhà bếp với quy mô thủ công ban đầu.

Năm 2016, Zavala quyết định "chơi lớn". Anh liên hệ với các nhà bán lẻ danh tiếng. Một trong số đó là Meowbox, đơn vị chuyên gửi hộp quà tặng cho mèo đến những người đăng ký mỗi tháng. Đơn vị đặt hàng cùng lúc 4.000 chai rượu cho mèo. Chẳng mấy chốc, căn hộ của anh tràn ngập chai Pinot Meow. Sau đó, Zavala phải thuê một nhà kho nhỏ. Tiếp đến, Apollo Peak được lênbáo Huffington Post.Thế là nhà sản xuất “Shark Tank” của ABC gọi điện cho anh.

"Tôi chưa bao giờ nghĩ sản phẩm của mình được lan truyền đến vậy. Nhờ đó, cửa hàng chúng tôi hoạt động không ngừng nghỉ", Zavala nói.

Tiếp theo Zavala phát triển rượu dành cho chó, sau này là bia. Anh phát hiện ra rằng chó bị cuốn hút bởi vị của thịt. Do đó, thay vì cỏ bạc hà, anh sử dụng nước dùng gà với bột hạt hồi. Ngoài ra, anh còn cho thêm thành phần nhưg lucosamin có tác dụng giảm viêm, nhằm có thể tiếp thị về công dụng sức khỏe của thức uống.

 

"Điều cơ bản nhất với những người nuôi chó là họ muốn các lợi ích chức năng trong đồ uống nên đó là những gì chúng tôi làm", anh nói.

Công việc phát đạt nên Zavala phải xin nghỉ việc ở cửa hàng thực phẩm thú cưng. Tuy nhiên, khi ngồi lại với các nhà đồng sáng lập, anh cũng gặp một số khó khăn. Một vài người sẵn lòng góp tiền nhưng không muốn tham gia góp sức. Do đó, anh buộc lòng phải chia tay trong lúc đang thiếu nhân sự.

Năm 2016, công ty đạt tổng doanh thu 450.000 USD và tăng lên mức 560.000 USD vào năm ngoái. Tháng 9/2016, Zavala chính thức tham gia "Shark Tank".

Tại chương trình này, anh nhận được hai lời đề nghị đầu tư 100.000 USD từ "cá mập" Kevin O’Leary và Daymond John. Zavala quyết định chọn O’Leary vì có kinh nghiệm kinh doanh rượu vang. Thế nhưng, sau chương trình, startup của anh không nhận được tiền vì O’Leary xét lại hồ sơ và thấy quá mạo hiểm để đầu tư vào một công ty non trẻ như vậy.

Zavala xuất hiện trên "Shark Tank" vào tháng 4/2017, bảy tháng sau khi ghi hình. Trong thời gian này, Apollo Peak cũng đã mở rộng quy mô lên một cơ sở sản xuất rộng 250 m2.

 

Dù không lấy được khoản tiền từ "Shark Tank", Zavala cho biết việc xuất hiện tại chương trình cũng giúp anh tăng doanh thu, khoảng 30.000 USD. Và hơn hết, sản phẩm của anh vẫn đang ăn nên làm ra.

Theo VnExpress
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm