Doanh nghiệp - Doanh nhân

Kinh doanh dịch vụ hàng không lãi khủng, ông Johnathan Hạnh Nguyễn có chiến lược hàng hiệu Tràng Tiền Plaza thế nào?

Để tạo nên chất lượng cũng như khẳng định đẳng cấp của Tràng Tiền Plaza, đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn đã có những 'chiến lược' cụ thể cho mảng hàng hiệu.

Theo kết quả báo cáo tài chính quý III mới đây, Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) của ông Hạnh Nguyễn ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 322,5 tỷ đồng, tăng 34,5% so với cùng kỳ năm 2018 và hoàn thành 88% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Trong khi lĩnh vực kinh doanh dịch vụ hàng không lãi khủng thì Tràng Tiền Plaza của đại gia Johnathan Hạnh Nguyễn lại không được suôn sẻ cho lắm. Vậy, ông chủ tập đoàn xuất, nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPP)có chiến lược hàng hiệu Tràng Tiền Plaza thế nào?

Tràng Tiền Plaza. Ảnh: Thời báo kinh doanh.

Ông chủ IPP từng tiết lộ, mức lãi kinh doanh hàng hiệu của mình chỉ là 3-5%, một con số được chính ông thừa nhận là "quá tốt, vì kinh doanh hàng hiệu ở Việt Nam không lỗ đã là may rồi". Chưa tính tới việc cạnh tranh giữa các nhà phân phối, hàng giả, hàng nhái, vấn đề khó nhất với các doanh nghiệp thuộc ngành chính là thuế hàng xa xỉ lên tới 30-40%.

Câu chuyện các trung tâm thương mại cao cấp vắng khách không phải là mới ở Việt Nam khi các tòa nhà cao tầng mọc lên ngày một dày đặc tại thủ đô. Tuy nhiên, làm thế nào để hoạch định được chiến lược cho mặt hàng cao cấp, hàng hiệu lại là bài toán đáng nói hơn nữa.

Trả lời báo Thanh Niên, vua hàng hiệu từng chia sẻ, với hơn 30 năm kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ hàng hiệu tại Việt Nam, IPP đã xây dựng một nền tảng vững chắc choTập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) về cơ sở vật chất và nguồn nhân lực. Và hiện nay các thương hiệu đã tự chủ động tìm đến IPPG để tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Việt Nam và lắng nghe định hướng đúng đắn của một tập đoàn giàu kinh nghiệm và uy tín như IPPG.

"Vì vậy, IPPG đã đầu tư hàng triệu USD cho hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng, hệ thống kế toán phân tích dữ liệu và bán lẻ thông minh. Với thuận lợi là nhà phân phối độc quyền hơn 100 thương hiệu nên định hướng phát triển tiếp theo của công ty sẽ là kinh doanh thương mại điện tử, việc ra mắt sàn thương mại điện tử chuyên kinh doanh hàng hiệu chính hãng sẽ giúp chúng tôi phát triển hơn về mảng bán lẻ trong 10 năm tới", ông Johnathan Hạnh Nguyễn chia sẻ.

Bên cạnh đó, ông vua hàng hiệu cũng chia sẻmột vài “quy tắc” cơ bảnđã đưa vào thực tế áp dụng trong mô hình xây dựng và quản lý nội bộ của Tập đoàn IPPG. Cụ thể:

- Tạo dựng thương hiệu: không ngừng tìm tòi, nghiên cứu và khảo sát thị trường, sự thay đổi kinh tế trong nước và thế giới, biết rõ năng lực bản thân, luôn nỗ lực cố gắng, không tin vào vận may, rèn luyện cái nhìn trực quan, luôn sẵn sàng thực hiện các chiến lược kinh doanh khác nhau;

- Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích cộng đồng;

- Xác lập hệ giá trị “Văn hóa doanh nghiệp” bao gồm các chuẩn mực: luôn tuân thủ pháp luật, trung thực, minh bạch, quý trọng khách hàng;

- Tôn trọng tự do sáng tạo, chú trọng hiệu quả thực tế, khuyến khích phấn đấu cá nhân, tuân thủ kỷ luật, tính đồng đội và sẵn sàng hợp tác;

- Nhờ hệ thống giá trị này, văn hóa doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, hướng dẫn cách cư xử đúng mực cho các thành viên công ty bao hàm cả nghĩa vụ và bổn phận đối với doanh nghiệp nói riêng và với xã hội nói chung;

- Kết hợp giữa công nghệ, kỹ thuật hiện đại với bản sắc dân tộc, bản sắc doanh nghiệp trong việc xây dựng cách thức quản lý doanh nghiệp và quảng bá thương hiệu.

Theo Hoàng Minh/Kiến thức
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo