Kinh doanh sa sút và thua lỗ nhưng bầu Đức vẫn... cực giàu!
Bộ sưu tập cá nhân của các tỷ phú thế giới có gì đặc biệt? / Bố mẹ chồng Tăng Thanh Hà thu về gần 8 tỷ/ngày nhờ dịch vụ này
Cuối chiều ngày 30/7, Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - mã HAG) đã công bố báo cáo tài chính quý II/2019 với kết quả kinh doanh tiếp tục sa sút mạnh, không khỏi gây thất vọng cho cổ đông.
Theo đó, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ của HAGL giảm mạnh tới 1.375 tỷ đồng so với cùng kỳ, chỉ còn đạt 513 tỷ đồng.
Bầu Đức đang cho tập đoàn của mình vay, mượn tới gần 2.700 tỷ đồng
Một phần nguyên nhân được lãnh đạo HAGL lý giải xuất phát từ sự hụt thu của khoản doanh thu từ khu phức hợp HAGL - Myanmar khiến doanh thu cung cấp dịch vụ cho thuê và dịch vụ khác giảm 272 tỷ đồng còn 63 tỷ đồng.
Đáng chú ý, với nguồn thu từ chanh dây giảm đã kéo theo doanh thu trái cây của tập đoàn này giảm tới 522 tỷ đồng xuống còn 408 tỷ đồng trong quý II vừa qua. HAGL cho biết, trong kỳ này, tập đoàn chủ động điều tiết mùa vụ, không thu hoạch nhiều so với cùng năm 2018.
Việc chuyển đổi diện tích trồng ớt sang trồng các loại cây dài ngày cũng khiến HAGL mất đi doanh thu từ ớt giảm (quý II năm 2018, khoản này đạt 359 tỷ đồng song quý II năm nay không phát sinh).
Trong khi đó, chủ trương tập trung đầu tư cây ăn trái lại dẫn đến giảm mạnh nguồn thu bán sản phẩm, hàng hoá (giảm 181 tỷ đồng còn 25 tỷ đồng). Doanh thu bán bò cũng giảm 38 tỷ đồng và không còn phát sinh trong quý II vừa rồi.
Giá vốn mặc dù chỉ còn bằng 1/3 so với cùng kỳ tuy nhiên do tỷ trọng giá vốn vẫn lớn nên lợi nhuận gộp trong quý này của HAGL vẫn giảm tới gần 84% còn 155 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính tăng gần 12% trong khi chi phí tài chính giảm gần 26%, lãi trong công ty liên kết tăng mạnh hơn 4 lần nhưng con số tuyệt đối lại rất khiêm tốn.
Trong quý II vừa rồi, doanh nghiệp của bầu Đức đã tiết giảm đáng kể chi phí quản lý doanh nghiệp, giảm tới 44% so với cùng kỳ còn 186 tỷ đồng, tuy nhiên, chi phí bán hàng lại tăng gấp đôi lên gần 103 tỷ đồng.
Kinh doanh trong bối cảnh nguồn thu không đủ bù chi phí, HAGL ghi nhận lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 329 tỷ đồng, đảo ngược so kết quả lãi thuần gần 206 tỷ đồng trong quý II/2018.
Theo vào đó, việc thực hiện đánh giá các tài sản không hiệu quả và điều chỉnh chi phí chuyển đổi vườn cây ăn trái đã dẫn đến hạng mục chi phí khác của HAGL trong quý II tăng lên gấp 3 và tập đoàn này phát sinh lỗ khác 378 tỷ đồng, tăng lỗ tương ứng gấp 3 cùng kỳ.
Khép lại quý II/2019, HAGL báo lỗ trước thuế hơn 686 tỷ đồng (cùng kỳ lãi gần 95 tỷ đồng); lỗ sau thuế 713 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 43 tỷ đồng) trong đó lỗ thuộc về công ty mẹ là 539 tỷ đồng.
Luỹ kế nửa đầy năm 2019, tập đoàn của bầu Đức bị sụt giảm hơn 68% doanh thu thuần, đạt 923 tỷ đồng, lỗ trước thuế hơn 666 tỷ đồng so với mức lãi cùng kỳ là 127 tỷ đồng; lỗ sau thuế hơn 691 tỷ đồng (cùng kỳ lãi hơn 100 tỷ đồng). Riêng lỗ ròng thuộc về công ty trong 6 tháng đầu năm gần 503 tỷ đồng, tăng lỗ gấp hơn 14 lần.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2019, HAGL có 34.168 tỷ đồng nợ phải trả, con số này tăng hơn 2.867 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, nợ ngắn hạn tăng 5.380 tỷ đồng lên 18.517 tỷ đồng. Tuy nhiên, điểm sáng là tổng nợ vay cả ngắn hạn và dài hạn của tập đoàn này vào cuối quý II đã giảm tới 4.130 tỷ đồng (gần 19%) so với thời điểm đầu năm, còn khoảng 17.620 tỷ đồng.
Thuyết minh báo cáo tài chính cũng cho thấy, HAGL đang có khoản phải trả ngắn hạn lên tới 1.500 tỷ đồng đối với ông Đoàn Nguyên Đức - Chủ tịch HĐQT (mượn tạm) và phải trả dài hạn khác hơn 1.172 tỷ đồng (mượn tạm và hợp tác kinh doanh). Cộng thêm khoản vay trực tiếp hơn 11 tỷ đồng, tổng cộng, HAGL đang nợ bầu Đức số tiền lên tới 2.683 tỷ đồng.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu HAG đang có giá 5.230 tỷ đồng sau khi tăng 2,95% phiên 30/7. Tuy nhiên, tính chung 1 tháng qua, cổ phiếu này lại giảm 2,24%.
End of content
Không có tin nào tiếp theo