Doanh nghiệp - Doanh nhân

Lợi thế hiếm có, tập đoàn số 1 đua cùng tỷ phú USD Việt

Đại gia số 1 bắt đầu có động thái tận dụng lợi thế của mạng lưới hiếm có của mình và nhắm tới đôi vai của các tỷ phú USD Việt.

Thói quen xài thời trang hàng hiệu của các nữ tỷ phú Trung Quốc / Gia tộc Thái Lan thành tỷ phú USD nhờ vụn gỗ

CTCP Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex (PLX) vừa công bố định hướng phát triển của Petrolimex trong thời gian tới với một điểm nổi bật là khai thác tối đa mạng lưới bán lẻ rộng khắp cả nước để mang lại các nguồn lợi nhuận khác ngoài xăng dầu.

Mục tiêu của Petrolimex - một doanh nghiệp do Ủy ban quản lý vốn Nhà nước nắm giữ gần 84% vốn - trong 10 năm tới là trở thành tập đoàn có quy mô vốn hóa chục tỷ USD.

Theo đó, kế hoạch này sẽ được triển khai sớm bởi Petrolimex đã hoàn thành việc phân loại các cửa hàng xăng dầu hiện có thành các nhóm khác nhau để lựa chọn cung cấp dịch vụ gia tăng phù hợp. Petrolimex cũng có kế hoạch phát triển hệ thống bán lẻ với tốc độ mở thêm 80-100 cửa hàng/năm.

Những dịch vụ gia tăng của Petrolimex nhắm tới đều hướng tới các sản phẩm và dịch vụ mà các tỷ phú USD Việt như ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Bá Dương hay bà Nguyễn Thị Phương Thảo đang triển khai, vừa là cung cấp, vừa là bổ trợ cho hoạt động của các ông lớn này.

Ông lớn Petrolimex tính các dịch vụ liên quan tới các tỷ phú USD Việt.

Ông lớn Petrolimex tính các dịch vụ liên quan tới các tỷ phú USD Việt.

Petrolimex cũng đẩy mạnh hoạt động cung cấp nhiên liệu cho lĩnh vực hàng không, trong đó có VietJet của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo. Theo báo cáo, lĩnh vực xăng dầu và nhiên liệu hàng không chiếm 66% lợi nhuận toàn tập đoàn với tốc độ tăng lợi nhuận tính bằng lần.

Phần vốn của Petrolimex tại PGBank dự kiến cũng sẽ được giải quyết sau khi PGBank sáp nhập với HDBank của bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Việc phối hợp giữa hai ngân hàng trong quá trình sáp nhập rất tốt và đang chờ quyết định cuối cùng của NHNN. Theo lãnh đạo PLX, kỳ vọng trước tháng 6/2020 thương vụ này sẽ hoàn thành.

Gần đây, đại gia Petrolimex cũng đã mở kho bán “vàng để dành” để lo việc lớn. Petrolimex bán thành công 20 triệu cổ phiếu quỹ từ 2/7 đến 31/7 với giá bình quân 64.370 đồng/cp thu về gần 1,3 ngàn tỷ đồng. Trước đó, hồi đầu năm, Petrolimex cũng đã bán 12 triệu cổ phiếu quỹ thu về hơn 700 tỷ đồng.

Sau 2 đợt chào bán, Petrolimex đã thu về gần 2 ngàn tỷ đồng và giảm lượng cổ phiếu quỹ xuống còn khoảng 103 triệu đơn vị, tương đương 8% vốn. Đây là cơ hội để mở rộng hệ thống và phát triển bùng nổ trong bối cảnh các ông lớn khác cũng đang chạy hết tốc lực.

 

Trong năm 2018, Petrolimex trở thành quán quân về doanh thu trên TTCK với hơn 190 ngàn tỷ đồng và chỉ thua một số ông lớn trong đó có Vinhomes về lợi nhuận. Trong vài năm gần đây, Petrolimex liên tục ghi nhận lãi kỷ lục sau một thời gian kinh doanh bấp bênh từ 2010-2014.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng gần đây cũng đẩy mạnh mở rộng mạng lưới các cửa hàng tiện lợi và đã bỏ xa các tập đoàn nước ngoài. Thị trường cửa hàng tiện lợi Việt Nam hiện đang ghi nhận tốc độ tăng trưởng mạnh nhất Đông Nam Á.

CTCP Đầu tư Thế giới Di động (MWG) của ông Nguyễn Đức Tài cũng đang đẩy mạnh mở rộng các hệ thống cửa hàng bán lẻ của mình.

Theo Deloitte số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng gấp bốn lần kể từ năm 2012 với sự có mặt của rất nhiều ông lớn trong và ngoài nước như Vingroup, Saigon Co.Op, Circle K, B's Mart, Mini Stop, 7-Eleven, GS25...

Trong báo cáo mới đây của IGD, Việt Nam sẽ là thị trường bán lẻ cửa hàng tiện lợi tăng trưởng nhanh nhất châu Á vào năm 2021 do nằm ở tỉ lệ đô thị hóa nhanh, dân số trẻ tăng nhanh, và thu nhập cũng tăng hơn.

 

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 18/11 chỉ số VN-Index giảm nhẹ nhưng vẫn giữ được mốc 1.000 điểm. Một số cổ phiếu blue-chips giảm điểm như Vinamilk, Vietcombank, BIDV, Vingroup,...

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.

Theo SHS, tuần điều chỉnh vừa qua được đánh giá là cần thiết giúp cho các chỉ báo kỹ thuật của thị trường hạ độ cao và hiện tại đang dần về với vùng trung tính. SHS cho rằng, VN-Index có thể cần thêm một nhịp giảm nhẹ nữa với vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.000-1.008 điểm (ngưỡng tâm lý-MA20) và lực cầu trong vùng hỗ trợ này sẽ giúp chỉ số dần lấy lại xu hướng tăng sau đó.

Khối ngoại quay trở lại bán ròng khoảng 800 tỷ đồng trên hai sàn trong tuần qua là một điểm tiêu cực. Hợp đồng phái sinh VN30 tháng 11 đang cao hơn chỉ số cơ sở VN30 6,44 điểm cho thấy nhà đầu tư đang kỳ vọng vào một nhịp hồi phục.

Dự báo, trong tuần giao dịch tiếp theo (18/11-22/11), VN-Index có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ gần nhất trong khoảng 1.000- 1.008 điểm (ngưỡng tâm lý-MA20) và hồi phục lên từ đây.

 

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm