Doanh nghiệp - Doanh nhân

Mr.Why Phạm Ngọc Anh và dự án kết nối 50.000 doanh nhân

5 lần khởi nghiệp thất bại; 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo phát triển con người; trực tiếp huấn luyện hơn 100.000 người trong các chủ đề kinh doanh khởi nghiệp và sáng lập dự án Wake Up - doanh nhân Phạm Ngọc Anh.

Bill Gates: "Mark Zuckerberg à, cậu còn nợ tôi một vố đấy nhé" / Người "lèo lái" An Giang Tourimex khỏi "vũng lầy"

Có thể nói, chính từ những vấp ngã trên con đường khởi nghiệp đã tạo nên một diễn giả truyền cảm hứng, một doanh nhân Phạm Ngọc Anh thành công của ngày hôm nay.

Được biết anh bắt tay vào công việc khi còn ngồi trên ghế giảng đường đại học - thời điểm khá sớm so với bạn học cùng trang lứa. Lý do cho việc có một khởi đầu sớm như vậy là gì thưa anh?

Mr.Why Phạm Ngọc Anh và dự án kết nối 50.000 doanh nhân mang tên Wake Up Việt Nam

Doanh nhân, diễn giả Phạm Ngọc Anh - Chủ tịch của ASK TRAINING JSC. Ảnh: Thế Đại, Hương Xuân

Tôi là người thích thách thức và thích tìm kiếm cái mới, tôi không thích làm một công việc lặp đi lặp lại nhàm chán. Vì vậy ngay trong thời gian còn là sinh viên tôi đã làm khá nhiều nghề như gia sư, lễ tân khách sạn... Đúng là rất sớm so với bạn bè tôi vào thời điểm đó (cười). Rồi đến khi tốt nghiệp đại học, gia đình tôi mong muốn tôi vào làm một vị trí biên chế nhà nước nhưng tôi đã không chọn. Cuối cùng, tôi chọn một công việc phát triển thị trường cho một số sản phẩm mới mà người ta gọi là tiếp thị.

Vào thời điểm đó, thành quả với công việc đầu tiên anh nhận về là gì?

Thành quả lớn nhất trong giai đoạn đầu đó là tôi được hoàn thiện và phát triển bản thân. Trên thực tế, những điều tôi học được trong công việc rất khác với những lý thuyết mà tôi được học trong trường. Kỹ năng giao tiếp, khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, cách lập kế hoạch, mục tiêu, cách triển khai kế hoạch … đều là những bài học vỡ lòng của tôi trên "trường đời" (cười).

Phải chăng từ lý do không thích làm công việc nhàm chán mà anh bắt đầu có suy nghĩ muốn khởi nghiệp?

Qủa thực khi mình cứ làm đi làm lại một công việc với một mức thu nhập trung bình khá thì tự thấy mình phải làm cái gì đó mới hơn, đột phá hơn. Suy nghĩ muốn khởi nghiệp được bắt đầu từ việc tôi và một số người bạn thường gặp khó khăn khi đặt cơm trưa hàng ngày tại văn phòng. Sau đó chúng tôi cùng chung tay lập ra một mô hình dịch vụ cơm văn phòng cao cấp nhưng sau đó vì phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như vệ sinh an toàn thực phẩm, giao hàng đúng giờ… nên kế hoạch không duy trì được lâu.

 

5 lần khởi nghiệp thất bại không phải là điều mà ai cũng có thể đối mặt. Anh đã bước chân ra khỏi "vũng lầy" đó như thế nào?

5 lần thất bại là 5 lần nhận lấy những bài học không giống nhau, tuy nhiên khó khăn nhất là khi lòng tự tôn của bản thân bị giảm sút. Thời điểm thực sự vượt lên được những "vũng lầy" đó là khi tôi quyết định dẹp bỏ cái "Tôi", dẹp bỏ những kiến thức và định kiến cá nhân để bắt tay lại từ đầu. Tôi tìm đến các nguồn thông tin để tự học hỏi. Đặc biệt, khi được tiếp cận đến mô hình marketing du kích - làm thế nào khởi sự mô hình doanh nghiệp nhỏ khi nguồn vốn còn ít mà bước được những bước vững chắc, tôi như được nạp năng lượng để bước tiếp.

Diễn giả Phạm Ngọc Anh cho biết bản thân đã thất bại 5 lần khi khởi nghiệp. Ảnh: Thế Đại, Hương Xuân

Diễn giả Phạm Ngọc Anh cho biết bản thân đã thất bại 5 lần khi khởi nghiệp. Ảnh: Thế Đại, Hương Xuân

Bây giờ khi nhìn lại những năm tháng đã qua đó, anh nghĩ đâu là lý do khiến mình khởi nghiệp không thành công?

Tôi nghĩ lý do lớn nhất vẫn là nóng vội. Tôi muốn làm lớn nhưng kế hoạch lại không rõ ràng, nguồn lực không đầy đủ, kiến thức, kĩ năng còn thiếu hụt.Khởi nghiệp thất bại nhiều lần, phải chăng chính điều đó đã thôi thúc anh đến với công việc truyền cảm hứng cho các doanh nhân, để họ không dẫm theo vết xe đổ anh đã từng gặp phải?

 

Quan điểm của tôi là: Câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh sẽ thú vị hơn rất nhiều nếu ai đó làm và thành công ngay từ lần đầu tiên. Thực tế có những người chỉ cần thất bại một lần thôi là không còn đủ kiên nhẫn để gây dựng lại lần nữa. Đó là lý do tôi muốn truyền cảm hứng đến mọi người, cung cấp thêm cho mọi người những trải nghiệm của bản thân tôi, để mọi người giảm thiểu thất bại. Ngoài ra, còn một lý do quan trọng nữa: Doanh nhân là những người tạo ra sản phẩm dịch vụ và thông qua đó họ đang ngày giờ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn (cười).

Sự tự lực tự cường sau những lần thất bại trước đó có được xem là kinh nghiệm, là "vốn" để anh bước tiếp đến thành tựu ngày hôm nay?

Tôi cho rằng "vốn" để tôi bước tiếp đến thành tựu là những công thức, quy trình đã được tiêu chuẩn hóa và đạt được tính hiệu quả. Ví dụ như khi muốn khởi động một cỗ máy thì phải bắt đầu tư duy từ đâu, thiết lập một bộ máy sale marketing sẽ phải như thế nào, quản trị doanh nghiệp ra sao... Đó là vốn để tôi tự tin xây dựng các doanh nghiệp của mình và hướng dẫn mọi người xây dựng doanh nghiệp của họ đi đến thành công.

Giới doanh nhân vẫn gọi anh với biệt danh Mr Why. "Why" có phải là câu hỏi anh thường xuyên đặt ra cho bản thân trong tất cả những công việc và trải nghiệm đã qua?

Trong bộ câu hỏi 5W1H, câu hỏi Why là câu hỏi giúp chúng ta phát triển nhiều nhất và khám phá thế giới tốt hơn. Đây cũng là câu hỏi giúp cho các doanh nhân tối ưu hóa hệ thống. Câu hỏi này cũng quan trọng khi mình muốn giúp ai khác làm điều gì đó, phải giúp người ta tìm ra định hướng tại sao phải làm việc đó. Why cũng chính là câu hỏi bản thân tôi cũng đặt cho mình mỗi ngày.

 

Wake Up Việt Nam là một cái tên rất thú vị, anh có thể chia sẻ thêm lý do tại sao anh lại lựa chọn "wake up" cho một dự án lớn của mình không?

Wake Up Việt Nam bắt nguồn từ việc tôi đọc một bài báo nói về câu chuyện trí tuệ Việt và so sánh Việt Nam nằm trong top đầu về chỉ số thông minh trên thế giới. Câu hỏi "Why" được đặt ra là: Tại sao sở hữu trí thông minh đó, sở hữu nguồn dân số trẻ dồi dào như vậy mà chúng ta mới chỉ "thoát nghèo"? Trong khi tại sao một đất nước nhỏ bé như Singapore không có nhiều nguồn lực nội tại nhưng kinh tế lại phát triển hàng đầu thế giới? Từ đó, tôi bắt tay vào dự án này với một tâm niệm: Phải làm gì để cho cả một con rồng đang ngủ thức tỉnh?

Trên thực tế, hiện nay dự án này được anh vận hành như thế nào? Anh có cảm thấy hài lòng với kết quả hoạt động mà dự án này đem lại cho cộng đồng doanh nhân không?

Dự án truyền cảm hứng cho doanh nghiệp bằng việc thức tỉnh tài năng qua khóa học 2 ngày Wake Up. Thông qua khóa học "Trường Kinh doanh đột phá" sẽ cung cấp giải pháp, chiến lược kinh doanh hiệu quả khi bạn khởi nghiệp với nguồn lực hạn chế. Với dự án SED, HRP, ASK Holding chúng tôi cung cấp các nguồn lực tổng hợp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ các vấn đề như công nghệ, nguồn nhân lực, giải pháp tài chính/Thuế/Luật/Thương hiệu, vốn… Hướng tác động cuối cùng là xây dựng cộng đồng doanh nhân kết nối, tối ưu hóa cộng đồng TPP, AEC...

Trong thời gian tới, anh có dự định gì mới dành cho Wake Up Việt Nam?

 

Hiện tại, Wake Up được tổ chức thường xuyên tại Hà Nội và TP. HCM. Tôi mong muốn đưa Wake Up đến với nhiều thành phố hơn nữa như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ.. Ngoài ra, tôi còn một dự định nữa là xuất khẩu sản phẩm giáo dục ra nước ngoài, trước hết là khu vực Đông Nam Á.

Được biết sản phẩm giáo dục vốn chưa phải là thế mạnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Vậy chúng ta có quyền kỳ vọng gì vào kế hoạch mới nhất này của Mr Why trong thời gian tới?

Đầu năm 2018, chúng tôi đã ra mắt chi nhánh của ASK tại Myanmar. Đây được coi là hoạt động đặt nền móng cho mục tiêu xuất khẩu sản phẩm giáo dục của ASK ra thị trường nước ngoài. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng quy mô ra các thị trường mới như Lào, Campuchia, Nhật Bản hay xa hơn nữa là thị trường châu Âu.

Theo Trí thức trẻ
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo