Những "đột phá" của Dự thảo Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
Vinamilk lan toả thông điệp phát triển bền vững qua từng vỏ hộp sữa / Tiếp tục tháo gỡ khó khăn về tài chính cho người dân, doanh nghiệp
Luật Quản lý và Đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp sẽ được Quốc hội thảo luận tại Kỳ họp thứ 8 này. Đây là dự thảo Luật mới để sửa đổi Luật 69 năm 2014. Vậy tại sao lại cần thiết ban hành luật mới này và dự thảo luật mới có những điểm mới, điểm khác biệt gì so với Luật 69 cũ.
Theo báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội trước Kỳ họp thứ 8 về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2023, hiện nay có 841 doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước, với tổng vốn Nhà nước đang đầu tư là 1 triệu 752 nghìn tỷ đồng. Lãi phát sinh trước thuế năm 2023 giảm 13% so với năm trước đó.
Như vậy, con số trên cho thấy các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp có vốn nhà nước hoạt động vẫn chưa tương xứng với nguồn lực nắm giữ, hiệu quả đầu tư chưa như kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân đó là các doanh nghiệp chưa được thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm để hoạt động theo cơ chế thị trường. Do đó, cần có cơ chế chính sách nhằm "cởi trói" giúp doanh nghiệp nhà nước phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội phát triển. Vì thế, cần thiết phải ban hành một luật mới để kịp thời tháo gỡ các "điểm nghẽn", nút thắt của doanh nghiệp có vốn nhà nước.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp được ra đời đang được các chuyên gia, doanh nghiệp đánh giá là mang tính "đột phá" so với Luật số 69 trước đây. Theo đó, nhiều quan điểm mới mang tính "cởi trói" cho doanh nghiệp. Đúng chủ trương đổi mới trong xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Chủ sở hữu nhà nước là nhà đầu tư chuyên nghiệp
Cần có cơ chế chính sách nhằm "cởi trói" giúp doanh nghiệp nhà nước phát huy lợi thế, khắc phục hạn chế, tận dụng cơ hội phát triển.
Điểm "đột phá" đầu tiên đó chính là tư tưởng Nhà nước chỉ là một nhà đầu tư vốn chuyên nghiệp. Luật 69 thì quy định Nhà nước sở hữu doanh nghiệp nhà nước, có thể can thiệp hành chính trực tiếp vào hoạt động và quản trị của doanh nghiệp. Nhưng dự thảo luật mới thì quy định nhà nước chỉ là một nhà đầu tư, có quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm giống như các nhà đầu tư khác. Không quản lý trực tiếp pháp nhân doanh nghiệp, để doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc thị trường.
Ông Phạm Phan Dũng - Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước cho biết: "Nhà nước sẽ tách ra 2 vai, vai quản lý là của các Bộ, UBND các cấp. Còn vai Ủy ban quản lý vốn thì giống như chúng ta đầu tư trên thị trường chứng khoán. Khu bỏ tiền vào đầu tư là chúng ta mua cổ phần và tin vào sự quản trị của doanh nghiệp".
"Nhà nước như là một chủ đầu tư bình đẳng như các chủ đầu tư khác, tham gia góp vốn đầu tư vào các công trình một cách bình đẳng với các thành phần kinh tế khác. Tách bạch phân định rõ chức năng quản lý nhà nước, với chức năng chủ sở hữu vốn nhà nước và chức năng quản trị điều hành của doanh nghiệp", ông Nguyễn Ngọc Cảnh - Phó Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho hay.
Phân cấp nhiều hơn trong quản lý vốn nhà nước
Điểm "đột phá" thứ hai trong dự thảo đó là tăng phân cấp, phân quyền. Nếu như Luật 69 cũ thì các doanh nghiệp có vốn nhà nước làm gì cũng phải báo cáo. Ví dụ như mở thêm một chi nhánh văn phòng, một dự án mới, hay đơn giản là ãnh đạo doanh nghiệp đi nước ngoài… cũng phải có văn bản xin ý kiến của Thủ tướng Chính phủ. Điều này khiến các doanh nghiệp phải mất nhiều thời gian, cũng như cơ hội kinh doanh. Dự thảo luật mới tăng cường phân cấp, phân quyền cho doanh nghiệp, giảm 21 đầu mối doanh nghiệp phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Điều này được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp có vốn nhà nước linh hoạt, tăng tốc hơn trong các quyết định kinh doanh.
Tại Tổng Công ty thăm dò và khai thác dầu khí, theo Luật 69, mỗi khi Tổng công ty có quyết định thay đổi nhân sự hay có dự án thì đều phải trình Tập đoàn dầu khí. Sau đó lại phải chờ Tập đoàn trình xin ý kiến của Ủy ban quản lý vốn. Qua hai cấp phê duyệt trung bình sẽ mất khoảng 6 tháng. Nhưng từ khi Luật Dầu khí có hiệu lực vào giữa năm 2023, đã giúp rút ngắn thời gian phê duyệt dự án chỉ còn một nửa là 3 tháng, do chỉ cần 1 cấp phê duyệt.
End of content
Không có tin nào tiếp theo