Doanh nghiệp - Doanh nhân

Nữ đại gia kín tiếng bất ngờ sánh cùng tỷ phú Phương Thảo

Đón nhận nhiều thông tin tích cực đối với ông Trương Gia Bình, Nguyễn Đức Tài, Nguyễn Quốc Kỳ, bà Cao Thị Ngọc Dung.

Trương Gia Bình thời hoàng kim đã trở lại

Thời gian gần đây, cổ phiếu FPT liên tục tăng mạnh. Cổ phiếu FPT thậm chí còn tăng mạnh hơn với mức tăng 58% lên 58.400 đồng. Lợi nhuận 8 tháng của FPT cũng tăng trên 30% so với cùng kỳ.

Tài sản của ông Trương Gia Bình cũng hồi phục 57,6 tỷ đồng. Chủ tịch FPT sở hữu hơn 48 triệu cổ phiếu của tập đoàn này và giá trị khối tài sản tại cổ phiếu FPT vào khoảng 2.755,2 tỷ đồng.

Trong tháng 8, FPT ghi nhận doanh thu đạt 2.289 tỷ đồng, tăng 17,1%, lợi nhuận trước thuế đạt 454 tỷ đồng, tăng 29,9%. Lũy kế 8 tháng đầu năm 2019, doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) lần lượt đạt 17.032 tỷ đồng và 2.992 tỷ đồng, tăng 21,1% và 27,9% so với cùng kỳ.

Với kết quả này, FPT đã đạt 104,2% kế hoạch doanh thu và 110,9% kế hoạch lũy kế năm 2019. Tỷ suất lợi nhuận cũng được nâng từ 16,6% lên 17,6%.

Thu hơn 21 tỷ mỗi ngày từ bán xoong nồi

Nhóm sản phẩm gia dụng và dụng cụ nhà bếp như xoong nồi, chảo rán, Thế giới Di động ghi nhận doanh thu 5.100 tỷ đồng từ ngành hàng này sau 8 tháng đầu năm. Trung bình mỗi ngày, nhóm sản phẩm này thu về hơn 21 tỷ đồng cho Thế giới Di động.

Liên tiếp mấy phiên gần đây, cổ phiếu của Thế giới Di động tăng. MWG hồi phục tăng 3.500 đồng tương ứng 2,87% lên 125.500 đồng/cổ phiếu. Mã này vừa mới lập đỉnh vào ngày 20/9 tại 126.500 đồng.

Với sở hữu (cả trực tiếp lẫn gián tiếp) hơn 63 triệu cổ phiếu MWG, phiên hôm qua, tài sản của đại gia Nam Định Nguyễn Đức Tài đã hồi phục gần 221 tỷ đồng lên 7.918,7 tỷ đồng.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm của Tập đoàn Thế giới Di động, ông lớn bán lẻ đạt doanh thu thuần 68.855 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế 2.697 tỷ đồng, tăng 37%.

Đại gia công nghệ đón tin vui

Bà chủ vàng xuống tay

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ) của bàCao Thị Ngọc Dungvừa công sẽ phát hành gần 26,3 triệu cổ phiếu PNJ cho các thành viên HĐQT, Ban điều hành và các lãnh đạo chủ chố với giá phát hành thấp hơn nhiều lần so với thị giá hơn 82.000 đồng/cp trên thị trường. Tổng cộng, qua đợt phát hành này, những người được mua cổ phiếu PNJ được hưởng lợi gần 150 tỷ đồng.

PNJ của bà Cao Thị Ngọc Dung trong vài năm gần đây thắng đậm nhờ giá vàng tăng và nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức tăng mạnh.

Cổ phiếu PNJ tăng khoảng 18% trong vòng 1 tháng rưỡi qua lên mức 82-83 ngàn đồng/cp như hiện nay. Tính trong 3 năm qua, cổ phiếu PNJ đã tăng hơn gấp đôi.

Trong năm 2019, PNJ đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 25% lên trên 18,2 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 23% lên gần 1.182 tỷ đồng. Nếu thành công, đây là lần đầu tiên PNJ của bà Dung lọt top các doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế ngàn tỷ.

Đại gia du lịch chơi lớn

Cổ phiếu VTR của CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam - Vietravel đã chính thức giao dịch trên sàn UPCoM với giá tham chiếu 40.000 đồng/cổ phiếu. Vietravel niêm yết 12,64 triệu cổ phiếu, tương ứng mức định giá khoảng 505 tỷ đồng. Ngay trong phiên giao dịch đầu tiên, cổ phiếu VTR đã tăng hết biên độ 40%, lên 56.000 đồng/cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hóa Vietravel đã tăng thêm hơn 200 tỷ đồng, lên 708 tỷ đồng.

Mới đây, Vietravel đã phát hành thành công 700 tỷ đồng trái phiếu, để huy động vốn cho dự án hàng không Vietravel Airlines. Con số 700 tỷ đồng là mức tối thiểu để thành lập hãng hàng không khai thác đến 10 máy bay và có khai thác vận chuyển hàng không quốc tế.

Vietravel có 2 cổ đông lớn là Chủ tịch Nguyễn Quốc Kỳ nắm giữ 9,07% cổ phần và Công ty TNHH MTV Dịch vụ Du lịch và lữ hành Quốc tế Sài Gòn (SG Travel) nắm 16,22%. Vietravel không có cổ đông ngoại. Hiện công ty sở hữu 10 công ty con (trong đó có 2 công ty con chưa hoạt động) và 1 công ty liên kết.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nhảy vào ví điện tử

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán với dịch vụ được cấp phép là ví điện tử cho VinID của Công ty cổ phần VinID Pay. Đây là một trung gian thanh toán tiền thân là Monpay - đã được doanh nghiệp của tỷ phú Phạm Nhật Vượng mua lại.

Hồi tháng 5/2019, CTCP VinID Pay đã chính thức trở thành đại diện cho các cổ đông mới của CTCP People Care. VinID là doanh nghiệp được Vingroup thành lập với số vốn 2.400 tỷ đồng, với số thành viên lên tới 4 triệu.

Như vậy, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã chính thức bước vào cuộc đua khốc liệt với hơn 20 đối thủ khác trong một lĩnh vực ví điện tử. Hệ sinh thái khổng lồ là cơ sở để Vingroup cạnh tranh với các ông lớn trong khu vực, cũng như Trung Quốc.

Nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2019

Tạp chí Forbes vừa công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2019 (Asia's Power Businesswomen). Trong danh sách này có sự góp mặt của 2 nữ doanh nhân Việt Nam là CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo và CEO Nutifood Trần Thị Lệ.

Hai nữ doanh nhân quyền lực

Bà Thảo là nữ tỷ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam cũng là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Đông Nam Á với khối tài sản trị giá 2,5 tỷ USD. Lên sàn năm 2017, hiện Vietjet là một trong những doanh nghiệp lớn nhất sàn chứng khoán Việt Nam với vốn hóa thị trường đạt hơn 72.000 tỷ đồng (3,1 tỷ USD). Bà Thảo cũng là phó chủ tịch và nắm cổ phần lớn tại ngân hàng HDBank.

Bà Trần Thị Lệ cùng chồng, ông Trần Thanh Hải là cổ đông chính của Nutifood. Năm 2018, Nutifood có doanh thu đạt 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 828 tỷ đồng.

“Ông trùm” xây dựng mua gom cổ phiếu

Theo báo cáo tài chính giữa niên độ đã qua kiểm toán vừa được công bố, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Hòa Bình đạt 9.031 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 175 tỷ đồng, giảm tới hơn 40% so với cùng kỳ.

Tính đến hết 30/6/2019, Hòa Bình có khoản nợ phải trả là 12.352 tỷ đồng, có xu hướng giảm so với con số đầu năm. Các khoản phải thu ngắn hạn của HBC là 11.244 tỷ đồng, tiếp tục có xu hướng tăng so với mức 11.088 tỷ đồng hồi đầu năm 2019.

Tháng 8/2019, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình mua xong 1 triệu cổ phiếu trong đợt đăng ký khớp lệnh trên sàn. Ông Hải có hơn 37 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,05% vốn.

Nhiều lãnh đạo cấp cao của Hòa Bình cũng đăng ký mua vào cổ phiếu công ty. Các Phó Tổng giám đốc Lê Quốc Duy, Lê Viết Hiếu, Nguyễn Tấn Thọ, Trương Quang Nhật cùng đăng ký mua vào 200.000 cổ phiếu. Hai giao dịch đăng ký mua 100.000 cổ phiếu thuộc về ông Lê Viết Hưng (cố vấn, anh trai ông Hải) và bà Nguyễn Thị Nguyên Thủy, kế toán trưởng.

Theo Bảo Anh/Vietnamnet

loading...

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo