Doanh nghiệp - Doanh nhân

Thúc đẩy giải pháp để doanh nghiệp thúc tham gia thị trường carbon

Thị trường carbon sắp được triển khai tại Việt Nam sẽ mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tham gia nền kinh tế xanh. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng và hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan.

Bệnh viện Mắt Việt An Đà Nẵng: Xoá cận nhanh, trao xe Vinfast VF3 / Kết nối doanh nghiệp xuất nhập khẩu

Ngày 4/9, Tạp chí Công Thương tổ chức Tọa đàm chủ đề “Giải pháp thúc đẩy tham gia thị trường carbon của doanh nghiệp ngành Công Thương”.

Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020, tín chỉ carbon là chứng nhận có thể giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải một tấn khí CO2 hoặc một tấn khí CO2 tương đương.

Theo ông Hoàng Văn Tâm, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương), phát triển thị trường carbon là giải pháp quan trọng đóng góp vào tiến trình giảm phát thải khí nhà kính quốc gia. Đây còn là cơ hội huy động nguồn vốn của xã hội tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Mỗi một tấn CO2 đạt tiêu chuẩn của thị trường được coi là một tín chỉ carbon và được giao dịch trên thị trường.

Chính phủ đang gấp rút chuẩn bị để sớm đưa thị trường tín chỉ carbon vào vận hành. Từ nay đến 2028, các bộ, ngành, địa phương sẽ chuẩn bị cơ sở pháp lý, điều kiện kỹ thuật và triển khai thí điểm, năm 2029 sẽ vận hành chính thức.

Chú thích ảnh
Các khách mời tham dự toạ đàm.

PGS. TS. Lương Đức Long, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Xi măng Việt Nam cho biết, ngành Xi măng đóng góp tới 80% tổng lượng phát thải khí nhà kính trong sản xuất vật liệu xây dựng. Đặc biệt, sản xuất clinke,thành phần chính trong xi măng là nguồn phát thải chính, chiếm hơn 90% tổng lượng CO2 phát thải.

Vì vậy,doanh nghiệp cần giảm thiểu phát thải phải đi từ công nghệ, giảm tiêu hao nguyên liệu; hoàn thành hệ thống công cụ và quy định của Nhà nước, tiêu chuẩn, quy chuẩn để hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện.

 

Tại tọa đàm, ông Nguyễn Võ Trường An, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEANchia sẻ, các cam kết quốc tế và áp lực từ biến đổi khí hậu là động lực lớn cho việc phát triển thị trường carbon. Công ty đang hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và đăng ký các dự án tín chỉ carbon, thúc đẩy chuyển đổi xanh và chuyển đổi số để nâng cao hiệu quả hoạt động. Việc chuyển đổi xanh cần đi đôi với chuyển đổi số, giúp doanh nghiệp dễ dàng thực hiện và theo dõi các quy trình liên quan đến tín chỉ carbon.

Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan đang triển khai nhiều giải pháp như: Nâng cao năng lực cho doanh nghiệp để đáp ứng quá trình tham gia thị trường carbon; phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng và vận hành thị trường carbon thời gian tới.

 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm